Bất động sản công nghiệp là gì? Phân tích thị trường bđs công nghiệp Việt Nam 2021

bat dong san cong nghiep 1

Bất động sản công nghiệp hiện đang là một trong những điểm sáng của thị trường bất động sản tại Việt Nam. Đặc biệt theo dự đoán của các chuyên gia bất động sản, có thể sau đại dịch Covid-19 được kiểm soát, xu hướng bđs công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Vậy bđs công nghiệp là gì? Tình hình thị trường bđs khu công nghiệp nước ta năm 2021 ra sao? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Bđs công nghiệp là gì?

Bđs công nghiệp là gì?” Đây là khái niệm chỉ các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, xây dựng nhà xưởng cho thuê, kho bãi, văn phòng cho thuê, khu đô thị và cá dự án đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất công nghiệp…

Thực tế hiện nay, nền kinh tế công nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, số lượng các khu công nghiệp được mở ra vẫn chưa theo kịp nhu cầu và mức độ cung ứng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường. 

Chính vì vậy, bđs khu công nghiệp vẫn còn đang là một khái niệm “mới” cần được đầu tư và có khả năng sinh lời lớn trong tương lai mà các nhà đầu tư lớn đang hướng tới và khai thác. 

Bđs công nghiệp là gì?
Bđs công nghiệp là gì? 

Tình hình thị trường bđs công nghiệp Việt Nam năm 2021

Theo Colliers Việt Nam (Công ty thành viên của Colliers International chuyên về lĩnh vực dịch vụ bất động sản toàn cầu đặt tại Việt Nam), thị trường bđs công nghiệp Việt Nam 2021 đang trong chu kỳ tăng trưởng nhanh với giá thuê cao cùng tỷ lệ lấp đầy lý tưởng.

Minh chứng cho luận điểm này, công ty này đã đưa ví dụ về giá chào thuê trung bình cho đất công nghiệp tại Hà Nội đã lên tới 140 USD/m2 cho kỳ hạn thuê và TP Hồ Chí Minh đã tăng vọt lên ngưỡng 165 USD/m2.

Cũng theo số liệu báo cáo từ IIP VIETNAM (Cộng đồng bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam), đại dịch Covid-19 đã có tác động mạnh mẽ đến kinh tế thị trường, khiến nhiều nhà đầu tư mới lấn sân sang lĩnh vực bđs khu công nghiệp, nhất là các công ty lớn như DRH Holdings, Vinhomes của Vingroup và các doanh nghiệp không mấy liên quan đến ngành bất động sản như Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex),… cũng đã thực hiện các chiến lược bất động sản khu công nghiệp với số vốn lên tới hàng tỷ đồng từ cuối năm 2020. 

Không chỉ các doanh nghiệp lớn mới quan tâm tới đầu tư, phát triển các dự án bđs công nghiệp, chính quyền tại các địa phương, tỉnh thành như Bắc Ninh, Phú Thọ, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,… cũng đã triển khai các chiến dịch cải thiện môi trường đầu tư để cạnh tranh đón các nhà đầu tư vào đầu tư các khu công nghiệp cũng như xúc tiến các hình thức kêu gọi Online và Offline trong thời điểm Covid-19 hoành hành. 

Nguyên nhân

Sở dĩ thị trường bđs khu công nghiệp Việt Nam có sự dịch chuyển mạnh mẽ như vậy nguyên nhân chủ quan cũng một phần do nước ta hiện đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp. Đời sống con người nâng cao, tầng lớp khách hàng trung lưu và thượng lưu ngày càng đông đảo cùng với nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ, năng suất lao động của người Việt khá cao đã trở thành mục tiêu để các nhà đầu tư nước ngoài nhắm tới. 

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan là sự tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTA đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội giao lưu, phát triển. Cộng với tình hình căng thẳng giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ khiến cho các tập đoàn lớn có xu hướng di dời nhà máy sản xuất đến những nơi an toàn hơn, và Việt Nam là một trong số đó.

Kết luận

Thị trường bđs công nghiệp năm 2021 phát triển theo nhiều hướng luôn song hành với khả năng kiểm soát đại dịch. Theo dự đoán của các chuyên gia bất động sản, nếu công tác phòng chống Covid-19 thành công, nền tảng phát triển thị trường bđs công nghiệp sẽ có nhiều biến chuyển khởi sắc, ngày càng được củng cố và hứa hẹn sẽ giúp đưa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nước khác.

bat dong san cong nghiep 2
Ảnh minh họa: nhà máy Samsung Thái Nguyên

Xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam 2021

Đa dạng hóa nguồn cung về khu công nghiệp vệ tinh

Để giảm thiểu sức nóng của giá thuê liên tục leo thang tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong 2 năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã phát triển các khu công nghiệp, đô thị vệ tinh mới tại các tỉnh thành lân cận. 

Hiện tại, ở phía Bắc, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hưởng tới các tỉnh như: Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh – nơi có giá thuê đất thấp hơn và quỹ đất dồi dào hơn. Cùng lúc đó, một số tỉnh ở khu vực phía Nam như Long An, Đồng Nai, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Khánh,… đã bắt đầu triển khai các kế hoạch mở rộng các khu công nghiệp với quy mô lớn lên tới hàng trăm hecta để thu hút đầu tư nước ngoài.

Việc định hướng đa dạng hóa nguồn cung về khu công nghiệp vệ tinh có thể giúp thị trường bđs công nghiệp có thể tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ tới nhờ đón đầu được nguồn cầu tiềm năng lớn. 

Đổi mới mô hình khu công nghiệp sinh thái

Theo Colliers Việt Nam, thị trường bđs khu công nghiệp nước ta đang chuyển hướng sang mô hình khu công nghiệp sinh thái theo 5 nhóm: khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp, khu công nghiệp sinh thái lọc hóa dầu hay hóa chất, khu công nghiệp sinh thái tái tạo tài nguyên, khu công nghiệp sinh thái nhà máy điện và khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh. 

Phát triển theo mô hình công nghiệp sinh thái mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và môi trường, cụ thể giúp giảm khai thác tài nguyên, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, đóng góp tích cực vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Việt Nam và toàn cầu trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất của các doanh nghiệp.

Xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam 2021
Xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam 2021

Theo đó, các doanh nghiệp cùng cam kết và hành động để đạt được các mục tiêu chung về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các bước đi cụ thể dự kiến là nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến cùng hạn chế phát thải tối đa được thí điểm trước tại một số khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái để rút ra cách làm hiệu quả nhất.

Tăng kết nối đồng bộ tại các khu công nghiệp

Xu hướng bđs công nghiệp tại các địa phương hiện nay hướng tới cùng nhau phát triển, tạo thành hệ thống đồng bộ. Cơ chế này sẽ giúp các địa phương cùng lúc vừa giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn một cách hiệu quả, vừa tận dụng tốt ưu thế của từng tỉnh thành, tạo sự hài hòa trong quá trình phát triển liên vùng, đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. 

Việc tăng kết nối đồng bộ tại các khu công nghiệp góp phần phát triển chuỗi sản xuất hàng hóa, logistic từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, đóng góp tích cực vào nâng cao sự bền vững của cả nền công nghiệp nước ta. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay