Bên cạnh các yếu tố như giá cả, vị trí, diện tích, phong thuỷ,… một trong những yếu tố không thể bỏ qua trước khi đặt cọc giao dịch chính là yếu tố pháp lý. Điều này nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình giao dịch. Hãy cùng Gia Bảo Home chia sẻ Cách kiểm tra pháp lý khi mua nhà đất thổ cư ngay bây giờ nhé.
Contents
Vai trò của việc kiểm tra pháp lý đất thổ cư
Đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở tại nông thôn và đô thị. Do cá nhân thực hiện việc tách thửa. Đất thổ cư được sử dụng để xây dựng nhà ở và công trình phục vụ đời sống.
Chính bởi vậy đất thổ cư là một trong những loại hình giao dịch bất động sản được các nhà đầu tư quan tâm chú ý.

Trong quá trình giao dịch thực tế những vấn đề như đánh tráo làm giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không hiếm gặp. Những điều này tạo nên sự lo ngại cho những nhà đầu tư trong giao dịch dân sự. Chính vì vậy việc kiểm tra tính pháp lý của đất thổ cư là vô cùng quan trọng.
Cách kiểm tra pháp lý đối với đất thổ cư
Kiểm tra tình trạng chuyển nhượng nhà đất
Hãy lưu ý đến tình trạng chuyển nhượng xem có bị chặn giao dịch hay không? Những công trình bị chặn giao dịch thuộc các trường hợp như: vi phạm chiều cao công trình, lấn chiếm đất đai, tranh chấp đất đai, kiện tụng,… Người mua có thể kiểm tra tại UBND cấp quận huyện để kiểm tra.
Bên cạnh đó người mua cần kiểm tra đo đạc kỹ diện tích so với diện tích trên sổ để đối chiếu việc chênh lệch hay không?
Kiểm tra giấy phép xây dựng, biên bản hoàn công
Bên cạnh tình trạng chuyển nhượng đất hãy kiểm tra cả giấy phép xây dựng và biên bản hoàn công. Bởi rất nhiều trường hợp trên thực tế có giấy phép nhưng không hề có biên bản hoàn công.
Chẳng hạn ngôi nhà được phép xây 3 tầng nhưng chủ nhà xây đến 5 tầng thì chắc chắn sẽ không có biên bản hoàn công. Hoặc thực chất ngôi nhà có giấy phép cho xây 3 tầng, sau khi xây xong và có biên bản hoàn công thì chủ nhà xây chui thêm 2 tầng nữa.

Giấy tờ đặt cọc
Trước khi quyết định đặt cọc trong giao dịch chuyển nhượng, cần đối chiếu, so sánh CMND/CCCD của người đặt cọc và người đứng tên trên giấy tờ. Nếu trùng các thông tin thì mới quyết định đặt cọc. Và ngược lại người ký tên vào giấy đặt cọc không phải chủ sở hữu mảnh đất thì nhất định không đặt cọc.
Đối với sổ riêng, người mua hãy yêu cầu đầy đủ giấy tờ và chữ ký của người đứng tên trên sổ.
- Nếu chủ nhà chưa kết hôn thì phải có giấy chứng nhận độc thân.
- Nếu chủ nhà đã kết hôn thì yêu cầu có cả giấy tờ và chữ ký của hai vợ chồng.
Đối với sổ chung, trong giấy tờ đặt cọc phải có chữ ký của tất cả những người đứng tên trên sổ. Những người không có chữ ký gồm có:
- Nếu người đã ly hôn yêu cầu phải có biên bản phân chia tài sản của tòa án…
- Nếu người đã khuất phải có giấy chứng tử.
Trong quá trình thỏa thuận hoặc ký giấy tờ cần mời người làm chứng. Những người làm chứng cần phải có tiếng nói trong khu vực đó như: tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn…hoặc nhờ hàng xóm xung quanh qua làm chứng và quay video lại.
Hợp đồng đặt cọc
Số tiền đặt cọc cần phải được ghi rõ ràng khi ra công chứng (Viết bằng chữ và số). Thỏa thuận các khoản thuế phí sẽ do bên nào đóng (thường bên bán sẽ là người đóng khoản này). Thời hạn đặt cọc thương lượng càng lâu càng tốt để phòng trường hợp khu vực đó có sóng thì sẽ lướt cọc được ngay.
Thỏa thuận đền bù cọc, mất cọc (nếu có): nếu được hãy thỏa thuận đền cọc của người bán gấp nhiều lần tiền cọc để tránh bị mất bất động sản.

Trong hợp đồng cần ghi rõ điều khoản “Sau khi đặt cọc xong, bên mua có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba”. Khi mua đất thổ cư, người mua chọn đất có sổ đỏ hợp pháp để tránh tranh chấp; đồng thời dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu đất bị thu hồi.
Trên đây là những chia sẻ về cách kiểm tra pháp lý khi mua nhà đất thổ cư. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về dễ dàng giao dịch an toàn đúng pháp luật. Chúc các bạn thành công.