Căn hộ thương mại là gì? Đặc điểm & Quy định về loại căn hộ này

Phoi canh shophouse laimian an suong 1024x819 1

Bên cạnh căn hộ truyền thống như chung cư, căn hộ studio,… thị trường bất động sản xuất hiện thêm nhiều loại căn hộ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó không thể bỏ qua loại hình căn hộ thương mại dịch vụ với nhiều ưu điểm nổi bật. Hãy cùng Gia Bảo Home tìm hiểu tất tật căn hộ thương mại là gì? Các ưu, nhược điểm của loại hình căn hộ này nhé.

Căn hộ thương mại dịch vụ là gì?

Căn hộ thương mại dịch vụ còn có tên tiếng Anh là Shophouse. Dù cái tên này chưa xuất hiện trên các văn bản luật nhưng thuật ngữ Shophouse lại rất quen thuộc đối với thị trường bất động sản. 

Hình thức này là sự kết hợp giữa loại hình cửa hàng kinh doanh và nhà ở. Do đó bên cạnh việc kinh doanh, shophouse có thể để ở. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa căn hộ thương mại so với các loại hình căn hộ cao cấp khác.

Căn hộ thương mại dịch vụ là gì?
Căn hộ thương mại dịch vụ là gì?

Bên cạnh đó thiết kế nội thất, ngoại thất căn hộ thương mại rất riêng biệt và nổi bật và không kém phần hiện đại. Vì Shophouse phải đảm nhận hai nhiệm (nhà ở, cửa hàng kinh doanh) nên diện tích của căn hộ shophouse thường khá lớn, gấp đôi diện tích các căn hộ thông thường.

Ưu Và Nhược Điểm Của Căn Hộ Thương Mại

1. Ưu điểm của căn hộ thương mại

  • Vị trí xây dựng căn hộ đẹp, thuận tiện

Bên cạnh mục đích để ở, căn hộ shophouse còn thực hiện việc kinh doanh nên các căn hộ này thường nằm ở những vị trí đắc địa, có đông người qua lại. Những vị trí này thường “tọa lạc” tại khu trung tâm, khu vực đông dân cư hay các khu phố thương mại sầm uất…

  • Thiết kế nổi bật

Các căn hộ shophouse được thiết kế với lối kiến trúc riêng biệt, nổi bật nhằm phục vụ cho mục đích nhà ở và kinh doanh. Dễ thấy shophouse thường được thiết kế thông tầng, tầng trên sử dụng để ở, tầng dưới sẽ bố trí kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ.

Các Shophouse đặt tại các trung tâm thương mại, dịch vụ thường được thiết kế để tạo thành một khu trung tâm thương mại hoặc chuỗi nhà phố theo một khung hệ thống đầy đủ các tiện ích.

Một điều đặc biệt ở căn hộ thương mại là kiến trúc của nó không thể điều chỉnh bởi chúng đã được đồng bộ khi thiết kế và xây dựng. Khác biệt chủ yếu nằm bên trong nội thất khi thiết kế hoặc tự thiết kế.

  • Tiềm năng phát triển lớn

Vị trí trung tâm, thiết kế nổi bật,… là những ưu thế của Shophouse khi tạo cơ hội kinh doanh tốt cho người sở hữu. Đặc biệt loại hình căn hộ này cũng thích hợp để kinh doanh nhiều lĩnh vực như: spa, tiệm cà phê, cửa hàng thời trang, phụ kiện, điện tử,…

  • Giá trị sở hữu cao

Trong một dự án, số lượng các căn hộ thương mại không nhiều. Điều này đồng nghĩa với cơ hội mang đến giá trị cho các chủ sở hữu càng cao.

Ưu Và Nhược Điểm Của Căn Hộ Thương Mại
Ưu Và Nhược Điểm Của Căn Hộ Thương Mại

2. Nhược điểm của căn hộ thương mại

  • Hạn chế về quyền sở hữu

Cũng như loại hình nhà ở chung cư, chủ sở hữu căn hộ shophouse sẽ được cấp sổ hồng nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong vòng 50 năm.

  • Giá thành cao

Căn hộ thương mại sở hữu đặc điểm nổi bật về vị trí lẫn thiết kế, số lượng các căn hộ thương lại ít. Do đó mức giá của các căn hộ này khá cao, cao hơn so với các loại hình căn hộ khác.

Tuy nhiên, một căn hộ đa chức năng (vừa làm nhà ở, vừa kinh doanh) việc những Shophouse có mức giá cao là điều hoàn toàn phù hợp và nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn.

Quy định về căn hộ thương mại và đối tượng mua

Nếu như loại hình nhà ở xã hội, đối tượng người mua thường bị giới hạn như: người có công cách mạng, cán bộ công nhân viên,… Để sở hữu cần đáp ứng hàng tá những quy định về điều kiện. Nhưng với căn hộ thương mại lại không bị quá nhiều ràng buộc quy định như vậy.

Những chủ đầu tư khai thác giá trị căn hộ thương mại dịch vụ có thể là cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ (Không chịu điều cấm hoặc hạn chế của pháp luật). Việc chỉ cần đáp ứng nhu cầu và thỏa thuận về giá thì hai bên hoàn toàn có thể giao dịch bình thường theo cơ chế thị trường, mà không bị áp đặt nhiều điều kiện như đối với căn hộ xã hội. Chính vì vậy đối tượng sở hữu, sử dụng của loại hình căn hộ thương mại có thể là: cán bộ, công nhân viên hay cả người dân bình thường, chỉ cần thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam thì đều có quyền mua căn hộ thương mại.

Quy định về căn hộ thương mại và đối tượng mua
Quy định về căn hộ thương mại và đối tượng mua

Ngoài ra, căn hộ thương mại cũng có thể dành cho những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu và sử dụng căn hộ này thì họ phải đáp ứng một số quy định riêng của pháp luật.

Qua bài viết này đã cung cấp cho các bạn hiểu thêm về căn hộ thương mại là gì? Những ưu, nhược điểm của loại hình căn hộ này rồi phải không? Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích phục vụ công việc và cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay