Cập nhật trình tự, thủ tục mua bán căn hộ chung cư mới nhất năm 2021

thu tuc mua ban can ho chung cu 1

Việc mua bán, chuyển nhượng căn hộ chung cư là hoạt động thường xuyên diễn ra trên thị trường. So với các giao dịch khác thì thủ tục mua bán căn hộ chung cư khá là phức tạp. Để đảm bảo an toàn, hợp pháp khi chuyển nhượng chung cư, người mua cần nắm thật chắc quy trình, thủ tục mua bán chung cư mới nhất năm 2021.

Căn cứ pháp lý quy định thủ tục mua bán căn hộ chung cư

Trình tự, thủ tục mua bán căn hộ chung cư được xây dựng trên nền tảng pháp luật. Vậy đâu là căn cứ giúp pháp lý để triển khai thực hiện? Dưới đây là các Luật, Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thủ tục mua bán căn hộ chung cư.

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Căn cứ pháp lý quy định chi tiết thủ tục mua bán căn hộ chung cư 
Căn cứ pháp lý quy định chi tiết thủ tục mua bán căn hộ chung cư 

Trình tự, thủ tục sang tên hợp đồng mua bán chung cư

Bước 1: Bạn nộp đơn đến chủ đầu tư đề nghị chấp thuận yêu cầu chuyển nhượng nhà ở là chung cư. Sau khi nhận đơn, chủ đầu tư sẽ kiểm tra tình trạng hợp đồng và tình hình thanh toán để quyết định chấp thuận hay không. Nếu chủ đầu tư đồng ý mới tiến hành các bước sau.

Bước 2: Thống nhất lập thành văn bản cho phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là chung cư. Văn bản chuyển nhượng (sang tên) hợp đồng mua bán chung cư phải đảm bảo các nội dung sau:

  • Thông tin của hai bên mua bán. Nếu là tổ chức ghi rõ tên và người đại diện theo pháp luật;
  • Số, ngày, tháng, năm của hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư;
  • Giá cả và phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Các vấn đề khác.
Thủ tục mua bán căn hộ chung cư có phức tạp không?
Thủ tục mua bán căn hộ chung cư có phức tạp không?

Bước 3: Tiến hành công chứng, chứng thực văn bản văn bản chuyển nhượng (sang tên) hợp đồng mua bán nhà ở là chung cư. Hồ sơ đề nghị công chứng, chứng thực gồm các loại giấy tờ sau:

  • Văn bản văn bản chuyển nhượng (sang tên) hợp đồng mua bán nhà ở là chung cư 07 bảng;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư (bản chính). Nếu chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó;
  • Trường hợp bạn đã ký hợp đồng với chủ đầu tư mua một loạt căn hộ. Nhưng chỉ chuyển nhượng một hoặc một vài trong số đó thì phải nộp bản sao có chứng thực hợp đồng gốc và bản chính phụ lục hợp đồng;
  • Bản sao có công chứng hoặc bản sao và xuất trình bản chính các loại giấy tờ như; CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó;
  • Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. 

Bước 4: Đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng

Sau khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là chung cư theo quy định của pháp luật. Bên nhận chuyển nhượng sẽ nộp 01 bộ hồ sơ và đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ đó gồm các loại giấy tờ sau:

  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã được công chứng, chứng thực 05 bảng;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư (bản chính). Nếu chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó;
  • Trường hợp bạn đã ký hợp đồng với chủ đầu tư mua một loạt căn hộ. Nhưng chỉ chuyển nhượng một hoặc một vài trong số đó thì phải nộp bản sao có chứng thực hợp đồng gốc và bản chính phụ lục hợp đồng; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải kèm theo bản sao chứng thực biên bản bàn giao nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Nếu trường hợp được miễn thuế thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó.

Kể từ nhận đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư có thời gian tối đa 5 ngày làm việc phải xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau:

  • 02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư. Trong đó bên chuyển nhượng nhận 01 bản và bên nhận chuyển nhượng giữ 01 bản.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư (bản chính). Nếu chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó;
  • Trường hợp bên chuyển nhượng đã ký hợp đồng với chủ đầu tư mua một loạt căn hộ. Nhưng chỉ chuyển nhượng một hoặc một vài trong số đó thì phải nộp bản sao có chứng thực hợp đồng gốc và bản chính phụ lục hợp đồng; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải kèm theo bản sao chứng thực biên bản bàn giao nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Nếu trường hợp được miễn thuế thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh;
Chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng thủ tục đơn giản
Chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng thủ tục đơn giản

Bước 5: Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở là chung cư nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, ngoài các giấy tờ được quy định theo Luật đất đai thì bên đề nghị cần cung cấp thêm các loại giấy tờ sau:

  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở chung cư đã ký với chủ đầu tư;
  • Nếu bạn là người nhận chuyển nhượng từ lần thứ n trở đi phải kèm theo
  • bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó;
  • Trường hợp bạn chỉ nhận chuyển nhượng một hoặc một số nhà mà chủ trước đã mua của chủ đầu tư theo hợp đồng gốc thì phải nộp bản sao có chứng thực hợp đồng gốc và bản chính phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng;
  • Trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải có thêm bản chính biên bản bàn giao nhà ở;
  • Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư.

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì bạn đã chính thức là chủ sở hữu căn hộ nhận chuyển nhượng.

Trên đây, chúng tôi vừa hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán căn hộ chung cư mới nhất năm 2021. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn vững tin hơn khi nhận chuyển nhượng căn hộ chung cư.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay