Có nên mua đất không có đường đi? Quy định để mở lối đi trên đất

tranh chap loi di chung

Một trong những tiêu chí không thể bỏ qua bên cạnh các yếu tố: vị trí, hướng nhà, phong thuỷ,.. chính là đường đi. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều mảnh đất, ngôi nhà nằm trong kiệt nhỏ không có có lối đi riêng nhưng vẫn thu hút được nhiều người mua bởi giá rẻ. Vậy câu hỏi đặt ra có nên mua đất không có đường đi? Hãy cùng giải đáp các vấn đề này dưới bài viết dưới đây cùng Gia Bảo Home nhé các bạn.

Đất không có đường đi là gi?

Đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía trong bị vây bọc xung quanh những bđs của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường công cộng.

Phần lối đi dẫn ra đường lớn được mọi người sử dụng làm lối đi chung, tuy nhiên thực tế việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung không rõ ràng rất dễ phát sinh những tranh chấp.

Vậy có nên mua đất không có đường đi? 

Thực tế đường đi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá bán cũng như giá trị của mảnh đất hay ngôi nhà. Việc thiếu đi yếu tố đường đi sẽ gây nên nhiều những bất tiện trong việc di chuyển. Do đó người mua đất hoàn toàn có thể mắc phải tình trạng không có đường đi khi xây nhà sau đó muốn mở thêm lối đi lại phải mua thêm đất nhà hàng xóm.

Đất không có đường đi thường được bán với giá mềm hơn nhưng hoàn toàn có thể phát sinh thêm chi phí khác như: chi phí mua thêm đất mở rộng đường, chi phí xây dựng đường,…

Vậy có nên mua đất không có đường đi? 
Vậy có nên mua đất không có đường đi?

Quy định về lối đi khi bất động sản bị vây bọc

Việc giải quyết triệt để vấn đề lối đi chung này và tránh phát sinh tranh chấp, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định quyền về lối đi do BĐS vây bọc. 

Theo đó, người có bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu một trong những người có bất động sản vây bọc phải mở một lối đi phù hợp với quyền và lợi ích của cả hai bên. Cụ thể:

  • Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra có quyền đề nghị một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho một lối đi ra đến đường công cộng. Người được yêu cầu mở đường có nghĩa vụ đáp ứng đề nghị đó. 
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu khác nhau, thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của pháp luật mà không được đền bù.

Cách xác định diện tích đất để mở lối đi

Việc xác định một lối đi chung hợp lý trên thực tế không hề dễ dàng đặc biệt đất đai được xem như loại tài sản có giá trị lớn. Do đó cách xác định diện tích để mở lối đi cần xét đến các vấn đề như: địa điểm, lợi ích bất động sản cũng như những thiệt hại nếu như không mở lối đi chung.

Do đó các bên cần xác định:

  • Xác định giới hạn về chiều dài, chiều rộng, chiều cao, vị trí của lối đi do các bên thỏa thuận. Cần phải đảm bảo việc đi lại được thuận tiện và ít gây tranh chấp cho các bên.
  • Liên quan đến quyền sử dụng lối đi qua lại giữa các nhà cạnh nhau, Luật Đất đai 2013 cũng có quy định về lối đi là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
  • Việc mở đường được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký thủ tục biến động đất đai.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về diện tích tối thiểu mà người ở phía ngoài cần mở lối đi là bao nhiêu. Do đó, vấn đề này rất dễ phát sinh tranh chấp và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mỗi người. Ngoài ra cần giải quyết đất không lối đi với các thỏa thuận các bên cũng như chi phí đền bù thỏa đáng. Đăng ký biến động đất đai cũng như kiểm tra hồ sơ địa chính. Trường hợp không đạt được thỏa thuận có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền phân giải.

Cách xác định diện tích đất để mở lối đi
Cách xác định diện tích đất để mở lối đi

Trên đây là bài viết chia sẻ đánh giá vấn đề có nên mua đất không có đường đi hay không và những vấn đề pháp lý nhà đất có liên quan. Hy vọng qua những thông tin giúp các bạn có thêm kiến thức mua bán nhà đất cũng như giải quyết được những tranh chấp có thể. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay