Hình thức mua nhà thông qua vi bằng không còn xa lạ hiện nay. Tuy nhiên hình thức này luôn chứa đựng nhiều rủi ro cho người mua, nếu như không tỉnh táo và nhận thức đầy đủ về giá trị của vi bằng và áp dụng không đúng mục đích. Vậy có nên mua nhà vi bằng hay không? Hãy cùng Gia Bảo Home chia sẻ qua những lời khuyên khi mua nhà vi bằng ngay bây giờ nhé.
Contents
Mua nhà qua vi bằng là gì?
Để hiểu rõ được vấn đề mua nhà qua vi bằng cần hiểu vi bằng là gì? Theo quy định pháp luật vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Tiếp đó thừa phát lại sẽ lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức,… để làm chứng cứ trong các mối quan hệ pháp lý khác có liên quan.

Mua nhà qua vi bằng được hiểu là người mua và người bán làm hợp đồng trước sự chứng kiến của thừa phát lại mà không mang đi công chứng, chứng thực. Như vậy mua nhà bằng việc vi bằng không có giá trị pháp lý cũng như không phù hợp với quy định pháp luật giao dịch bất động sản.
Thực trạng đáng lo ngại mua nhà vi bằng
Thực tế việc mua nhà vi bằng khá nở rộ trong thời gian gần đây. Khi search từ khóa “mua nhà vi bằng” trên Google, sẽ có khoảng 460.000.000 kết quả sau 0,40s.
Những con số trên rõ ràng có thể thấy nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng việc lập vi bằng của văn phòng thừa phát lại để “trục lợi” càng nhiều, mặc dù căn nhà đó không thuộc quyền sở hữu của họ. Thậm chí các đối tượng lừa đảo không hề có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh sở hữu của ngôi nhà nhưng vẫn ngang nhiên đăng bán.
Việc giao dịch chuyển nhượng qua vi bằng thông thường là mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà, chung giấy phép xây dựng). Đáng lo ngại hơn hình thức mua nhà này được thực hiện nhiều lần, chuyển qua nhiều người cũng như giấy tờ không đúng quy định và không đầy đủ cơ sở pháp lý nhà đất cần thiết.
Vậy có nên mua nhà công chứng vi bằng không?
Ngoài mua nhà vi bằng, hiện nay còn có thuật ngữ khá phổ biến chính là mua nhà công chứng vi bằng. Vậy, có nên mua nhà công chứng vi bằng?
Những thuật ngữ như “Công chứng Thừa phát lại”, “công chứng vi bằng” hay “vi bằng công chứng Thừa phát lại” không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói lái nhằm thuyết phục khách hàng là có đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia.
Thực tế công việc theo quy định của pháp luật đối với văn phòng Thừa phát lại không bao gồm công chứng hợp đồng. Các công việc mà thừa phát lại được quy định cụ thể như sau:
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Rủi ro khi mua nhà vi bằng ai cũng nên biết
Mua bán nhà vi bằng gặp rất nhiều rủi ro. Cụ thể:
- Chủ nhà mới sẽ gặp rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng,… do hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý. Chính vì thế việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng ngôi nhà đó đều không được phép.
- Khó khăn lớn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý.
- Nếu mua nhà ở đang bị thế chấp ngân hàng thì sẽ phát sinh tranh chấp không đáng có.
- Việc ngôi nhà được bán cho nhiều người, khiến những người mua phải đi tranh chấp pháp lý một căn nhà.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên mua nhà vi bằng không? Hãy tìm hiểu kỹ thông tin và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mọi khó khăn về dịch vụ mua bán nhà đất hãy liên hệ ngay với GIA BẢO HOME để được tư vấn chi tiết nhé.