Đề xuất cấm cá nhân môi giới bất động sản độc lập

258853614 419009909702880 4316190312046017202 n

Môi giới bất động sản hiện đang là loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Việc cho phép môi giới bất động sản hoạt động, tạo kênh phân phối BĐS mới đã giúp nhà đầu tư rút ngắn thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư, đảm bảo hiệu quả kinh tế đồng thời mang tới cho người tiêu dùng cơ hội được phục vụ tốt hơn.

Bên cạnh mặt lợi ích, ngành môi giới BĐS vẫn còn tồn tại những hạn chế trong khía cạnh kinh doanh. Điển hình là sự gia tăng nguồn nhân lực, ngày càng có nhiều người theo nghề môi giới BĐS nhưng chất lượng không đảm bảo phù hợp với nhu cầu khách hàng hiện nay.

3 vấn đề lớn của môi giới bất động sản

Dựa vào tình hình chung của ngành môi giới bất động sản cũng như theo luật kinh doanh bất động sản 2014, chuyên gia đã chỉ ra 3 vấn đề lớn của ngành này. Cụ thể là:

  1. Đội ngũ làm môi giới BĐS yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Cung cách làm việc thiếu sự chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn mang tính “chộp giật”, tư vấn thông tin không chính xác, không chịu trách nhiệm với hậu quả,… Tình trạng này đã gây thiệt hại cho khách hàng, làm lũng đoạn thị trường và là nguyên nhân chính gây ra những cơn “sốt đất ảo” để cá nhân kiếm lợi riêng.
  2. Cá nhân môi giới BĐS có thể hành nghề ở bất cứ đâu miễn là họ đáp ứng đủ điều kiện có chứng chỉ hành nghề và đăng ký nộp thuế. Và các cơ quan quản lý Nhà nước không quản lý các hoạt động của cá nhân môi giới BĐS khi thực hiện dịch vụ. Hiện nay, dân môi giới BĐS chia thành hai xu hướng kinh doanh:
  •  Một là ăn theo các sàn giao dịch BĐS để lấy thông tin, làm cộng tác viên hoặc môi giới thứ cấp. 
  • Hai là tự tìm kiếm nhà đất, khai thác nguồn thông tin để môi giới cho khách hàng cần mua. 

Điểm chung của đối tượng này là chỉ tìm cách bán được sản phẩm nhanh và hiệu quả nhất, không có trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng đối với sản phẩm họ đã môi giới.

  1. Quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi hành nghề môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề còn quá nhẹ, mới chỉ dừng lại ở mức độ phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng đối với sai phạm – chỉ mang tính chất răn đe, không đủ hiệu lực khiến người môi giới coi thường, không đăng ký chứng chỉ môi giới theo đúng pháp luật. Điều này đã tạo tiền đề cho những cá nhân môi giới tự do hoạt động đông đảo, dẫn đến việc kiểm soát chất lượng dịch vụ, lựa chọn đơn vị môi giới BĐS uy tín trở nên khó khăn.
3 vấn đề lớn của môi giới bất động sản
3 vấn đề lớn của môi giới bất động sản

Đề xuất loạt “biện pháp mạnh”

Trước thực trạng chất lượng môi giới BĐS ngày càng đi xuống trong khi số lượng người hành nghề BĐS tăng cao, Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung, quy định trong chính sách kinh doanh môi giới BĐS nhằm nâng cao chất lượng, tăng tính chuyên nghiệp cho dịch vụ môi giới BĐS.

Bên cạnh đó, việc áp dụng nghiêm chỉnh những nội dung đổi mới này sẽ tạo cơ chế thuận lợi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên tốt nhất, hạn chế được tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự an ninh xã hội.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đã sửa đổi, bổ sung những nội dung sau:

  • Cá nhân muốn hành nghề môi giới BĐS phải có chứng nhận hoàn thành khóa học thì  mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới chỉ được hoạt động theo doanh nghiệp, văn phòng môi giới đã có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập.
  • Đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới BĐS trong nước sau khi thành lập doanh nghiệp phải được đăng tải công khai trên hệ thống quản lý của địa phương bằng cách cung cấp thông tin của đơn vị mình đến các cơ quan là: Sở Xây dựng tại địa bàn hoạt động, Cục quản lý nhà và thị trường BĐS.
  • Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hành nghề môi giới tại Việt Nam sau khi thành lập doanh nghiệp, văn phòng… phải được công khai thông tin trên Cổng thông tin của Cục quản lý nhà. Để được công khai, các tổ chức, cá nhân nước ngoài này cần phải cung cấp thông tin của đơn vị mình đến Cục quản lý nhà thị trường bất động sản.
  • Các tổ chức môi giới BĐS phải có chế độ báo cáo định kỳ tới cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tính minh bạch cao. Đồng thời khắc phục tình trạng “sốt đất ảo”, “bong bóng” bất động sản và tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước do các môi giới BĐS tự do gây ra.
Đề xuất loạt "biện pháp mạnh"
Đề xuất loạt “biện pháp mạnh”

Trên đây là bài viết chia sẻ về đề xuất cấm cá nhân môi giới bất động sản độc lập mà thời gian qua gây tranh cãi rất nhiều. Hy vọng những ý kiến trên giúp các bạn có thêm những cái nhìn tổng quát nhất về đề xuất trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay