Giao dịch bất động sản qua vi bằng: Người mua cẩn thận “trắng tay”

vi bang mua ban nha dat

Mới đây, cơ quan chức năng vừa đưa ra thông tin cảnh báo để người dân cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo mua bán chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng. Đó là thông tin mà chúng tôi vừa cập nhật được từ website chính thức của UBND quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, những căn nhà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn được các đối tượng lừa đảo thực hiện giao dịch mua bán thông qua hình thức lập vi bằng. Người mua nếu không cẩn thận sẽ mất trắng vì bản chất vi bằng không không có giá trị hợp pháp khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng tài sản bất động sản. 

Giao dịch bất động sản phải có hợp đồng chuyển nhượng công chứng

Theo quy định tại Điều 503 Bộ luật dân sự thì “Thời điểm chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai”.

Theo Khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu”. Do vậy, từ các quy định trên có thể xác định rằng quyền sử dụng đất (hay quyền sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất) chỉ chính thức thuộc quyền của người sử dụng đất/người sở hữu nhà/ công trình – khi và chỉ khi bất động sản được đăng ký theo quy định pháp luật.

Trình tự thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần trải qua tất cả các công đoạn từ ký hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và đăng ký cập nhật chủ sở hữu bất động sản nhận chuyển nhượng.

Chính vì thế, toàn bộ các giao dịch chuyển nhượng có đối tượng là bất động sản thì đều phải được xác lập tại tổ chức công chứng và làm tiền đề thể thực hiện các thủ tục tiếp theo cho đến khi bất động sản được đăng ký thành công. 

Nội dung thông báo của UBND Quận 12 nêu rõ, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà, đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại. Với những căn nhà không có giấy chứng nhận được mua bán bằng giấy tay, để tăng sự tin tưởng các đối tượng này nhờ các văn phòng Thừa Phát Lại lập vi bằng. Việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất với hình thức vi bằng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất xây nhà, rao bán bằng vi bằng do Thừa Phát Lại lập để trục lợi.

Giao dịch bất động sản phải có hợp đồng chuyển nhượng công chứng
Giao dịch bất động sản phải có hợp đồng chuyển nhượng công chứng

 

Chính vì thế, nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi 1 căn nhà chỉ có 1 giấy chứng nhận nhưng được bán bằng hình thức lập vi bằng, đồng sở hữu. Nhiều người mua rơi vào tình cảnh tranh chấp khiến cuộc sống vô cùng khốn đốn.

UBND quận 12 cảnh báo dân chúng trên địa bàn tuyệt đối không thực hiện mua bán, chuyển nhượng nhà, đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng để tránh bị lừa đảo.

Công chứng vi bằng không thể thay thế Hợp đồng chuyển nhượng

Có thể dễ dàng nhận thấy những phần đất phân lô, những căn nhà không đủ điều kiện pháp lý để giao dịch… là miếng mồi béo bở mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để chiêu dụ người mua khi họ đang cần đầu tư hay chỗ ở. Nhiều người cả tin, cứ nghĩ vi bằng như hợp đồng mua bán, là bằng chứng pháp lý chắc chắn cho việc giao dịch để rồi sau đó mất trắng tay.

Đúng là có tình trạng Thừa Phát Lại chưa giải thích rõ giá trị pháp lý của vi bằng, làm một số đối tượng lợi dụng lừa gạt người dân nhầm tưởng giá trị của vi bằng. Vì vậy, việc giải thích giá trị của vi bằng là yêu cầu bắt buộc đối với Thừa Phát Lại trước khi lập vi bằng.

Vi bằng là văn bản do Thừa Phát Lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Việc lập vi bằng của TPL là để tạo lập chứng cứ mang lại lợi ích cho người dân, phòng ngừa tranh chấp, giảm tải hoạt động của tòa án khi giải quyết vụ án. Người dân cần hiểu đúng về giá trị của vi bằng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Công chứng vi bằng không thể thay thế Hợp đồng chuyển nhượng
Công chứng vi bằng không thể thay thế Hợp đồng chuyển nhượng

Vi bằng của Thừa Phát Lại là chứng cứ trong tố tụng, không phải là hình thức mua bán nhà, đất. Việc hiểu sai giá trị chứng cứ của vi bằng làm chệch hướng hoạt động quản lý về đất đai cũng như quản lý về Thừa Phát Lại. Chính thì thế, người dân cần lưu ý tránh mất tiền bạc, bị lừa đảo giao dịch bất động sản qua vi bằng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay