Kinh nghiệm không phải ai cũng biết khi thiết kế cửa thoát hiểm cho nhà ống

loi thoat hiem co can thiet cho nha ong

Có rất nhiều tai nạn cháy nổ nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian gần đây mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu lối thoát hiểm cho nhà ống. Để giảm thiểu thiệt hại về người và của khi sự cố không mong muốn xảy ra, hãy tiến hành thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố theo quy định.  

Vậy, lối thoát hiểm là gì? Cần lưu ý gì khi xây dựng cửa thoát hiểm nhà ống? Cùng chúng tôi nghiên cứu ở bài viết dưới đây. 

Lối thoát hiểm là gì?

Lối thoát hiểm được hiểu chính là đường “thoát nạn”, được sử dụng để di chuyển khi có sự cố như cháy nổ xảy ra. Những công trình xây dựng cao tầng bắt buộc phải có 2 lối thoát hiểm và thiết kế phân tán trong cùng một mặt bằng để tạo điều kiện thuận lợi cho người di chuyển cũng như thuận lợi cho đơn vị cứu hộ. 

Thực trạng đáng báo động của lối thoát hiểm ở nhà phố

Đặc điểm chung của phần lớn nhà phố là diện tích hẹp, sâu, ít mặt thoáng và lại san sát nhau nên thường không chú trọng xây dựng lối thoát hiểm. 

Bên cạnh đó, thiết kế kín đáo với tiêu chí đảm bảo an ninh, nhà nhiều lớp cửa, che chắn bằng lưới, lồng,…càng khiến nhà phố trở nên kín đáo như “phòng giam” dẫn tới hậu quả nghiêm trọng khi có sự cố xảy ra. 

Giải pháp thiết kế lối thoát hiểm an toàn cho nhà ống

Nên thiết kế ban công cho nhà phố: Đây là lối thoát hiểm hữu ích nhất đối với  nhà phố. Hãy thiết kế ban công có mặt tiền với lan can. Vừa mang tính thẩm mỹ, vừa là chỗ thoát thân nhanh chóng vì nó vừa có không gian thông thoáng đảm bảo oxy, vừa có thể đu dây xuống dưới trong trường hợp khẩn cấp. 

Thiết kế sân thượng và giếng trời: Với lợi thế là khoảng trời lớn, sân thượng là giải pháp thoát hiểm hữu hiệu như ban công. Vừa có thể leo sang nhà hàng xóm, vừa có thể đợi cứu hộ dễ dàng. 

Giếng trời đóng vai trò giúp thoát khói thẳng lên trên khi có hỏa hoạn, tránh bị ngạt trong nhà. 

Bố trí xây dựng cầu thang thoát hiểm lên tầng mái: Nhà phố thường có thang kỹ thuật từ sân thượng hoặc khu vực nào đó lên mái. Vì vậy, cần thiết kế hợp lý, dễ dàng sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. 

Mỗi tầng có tối thiểu 2 lối thoát hiểm: Nên thiết kế 1 lối thoát hiểm ra cầu thang (lên hoặc xuống) và một lối thoát hiểm khác (cửa sổ hoặc ban công). 

Lắp đặt bình chữa cháy, thiết bị chữa cháy: Thiết bị báo cháy với hệ thống cảm biến hiện đại sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, lắp đặt bình chữa cháy đầy đủ để các thành viên trong gia đình có thể tự chủ động trong công tác ứng phó với hoả hoạn. 

Giải pháp thiết kế lối thoát hiểm an toàn cho nhà ống
Giải pháp thiết kế lối thoát hiểm an toàn cho nhà ống

Quy định chung khi thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống. 

Để đảm bảo an toàn cho những tình huống cấp bách, thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố cao tầng cần tuân thủ những quy định sau:

Về vị trí thiết kế cửa thoát hiểm

– Lối thoát hiểm từ phòng tầng 1 phải trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh để ra ngoài nhà.

– Lối thoát hiểm từ bất kỳ phòng của tầng nào tới cầu thang đều phải có lối qua tiền sảnh ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà.

– Lối thoát hiểm từ các phòng tới lối đi qua hành lang phải có lối vào cầu thang đi ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà.

– Lối thoát hiểm cần phải dẫn tới những khu vực an toàn, không bị che phủ bởi khói bụi trong thời gian nhất định.

– Ưu tiên dùng lối thoát hiểm đi qua hành lang, tiền sảnh và cầu thang bộ.

Về thiết kế lối thoát hiểm

Lối thoát nạn giữa các phòng trong cùng một tầng phải có khả năng chịu nhiệt cấp độ 3 trở lên. Lối thoát hiểm phải tránh dẫn tới những phòng có tính nguy hiểm hạng A, B, C.

Nên thiết kế các lối thoát hiểm giữa hai cầu thang chung 1 tiền sảnh và một trong 2 cầu thang cần có lối trực tiếp ra ngoài tiền sảnh.

Cài đặt các thiết bị hỗ trợ tại lối thoát hiểm

Trang bị đèn phản quang, chỉ dẫn tới lối thoát hiểm dễ dàng. Đặc biệt tránh lắp gương ở lối thoát hiểm để tránh tình trạng bị bỏng nhiệt.

Về kích thước lối thoát hiểm 

* Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD:

Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải lớn hơn 1,9 m, độ rộng lối thoát hiểm không nhỏ hơn:

+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F 1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F 1.3;

+ 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.

Chiều rộng của các cửa đi bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.

Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.

* Tính toán tổng chiều rộng vế thang, cửa đi đối với gian phòng, tầng có số lượng người đông nhất theo quy định mục 3.2.4, 3.2.8, 3.4.1 và mục mục G2 Phụ lục G QCVN 06:2010/BXD.

Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố cũng như tầm quan trọng của cửa thoát hiểm nhà phố. Gia chủ hãy chú trọng thiết kế lối thoát hiểm cho ngôi nhà của mình phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả gia đình trong trường hợp khẩn cấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay