Mệnh danh là quốc gia sở hữu nhiều thứ “lạ” nhất trên thế giới, Nhật Bản luôn đi đầu trong mọi xu hướng và có nhiều ý tưởng độc lạ. Không chỉ khác biệt trong văn hóa, kiến trúc xây dựng tại Nhật cũng là đề tài được thế giới quan tâm và học tập. Trong đó, việc xây toilet và nhà tắm tách biệt nhau là một điển hình. Vậy lý do khiến người Nhật hiếm khi gộp chung hai công trình lại với nhau là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Truyền thống văn hóa của người Nhật
Lý do đầu tiên giải thích cho việc người Nhật luôn tách biệt nhà tắm và toilet bắt nguồn từ truyền thống văn hóa xưa cũ được gìn giữ từ nhiều đời. Theo truyền thống văn hóa cũ, người Nhật sẽ tách biệt khu vệ sinh với khu tắm rửa và đặt nhà vệ sinh ở xa khu nhà chính. Phòng vệ sinh thì phải luôn có cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, lưu thông không khí, thông gió và không được làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình.

Đảm bảo vệ sinh
Theo quan niệm của người Nhật, nhà vệ sinh là nơi chứa đựng nhiều xú uế, chất thải đối lập với nhà tắm là nơi để thư giãn, gắn liền với khái niệm sạch sẽ nên cần tách biệt hai không gian này với nhau.
Tuy nhiên, thực tế, giới khoa học cũng cho biết việc tách biệt hai không gian rất có lợi khi đảm bảo vệ sinh, ngăn chặn các loại vi khuẩn trong chất thải phát tán ra ngoài trong quá trình giật nước, xả bồn cầu và bám vào các vật dụng khác như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải,… nếu để nhà tắm và nhà vệ sinh trong cùng một không gian. Nếu khoảng cách từ bồn cầu đến các vật dụng này nằm trong bán kính 2m thì việc nhiễm khuẩn hoàn toàn có thể xảy ra và chúng ta không thể biết được do mắt thường không thấy.
Sự tiện lợi
Bên cạnh yếu tố vệ sinh, lí do thứ ba giải thích cho việc tách biệt hai công trình đến từ lối sống và phong cách sống. Người Nhật rất chuộng lối sống linh hoạt, gấp rút, khẩn trương nhưng trong nhiều trường hợp họ vẫn có những cách tận hưởng cuộc sống riêng và thư giãn trong nhà tắm là một trong số đó. Do đó, việc thiết kế nhà tắm không cùng không gian với nhà vệ sinh cho phép người sử dụng nhà tắm có nhiều thời gian và không gian sử dụng hơn mà không làm ảnh hưởng đến người còn lại trong nhà.
Đảm bảo an toàn
Là một quốc gia đi đầu trong công nghệ, Nhật Bản sở hữu nhiều thiết bị hệ thống hiện đại. Hiện nay, có khoảng 80% hộ gia đình tại Nhật lựa chọn sử dụng thiết bị vệ sinh hiện đại, bồn cầu có hệ thống phun rửa, sưởi ấm tự động, chiếu sáng,… nên cần đến nguồn điện.
Điều này đòi hỏi không gian nhà vệ sinh phải luôn khô ráo để đảm bảo an toàn, tránh chập điện, cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, nhà tắm lại là nơi luôn ẩm ướt, vậy nên thiết kế tách biệt hai công trình vừa tăng công năng, thời gian sử dụng, vừa đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng.

- Xem thêm:
Chưa kể với thiết kế tách biệt giúp nhà vệ sinh luôn khô ráo cho phép người Nhật có thể bài trí, trang hoàng không gian với giá sách, chậu cây,… phục vụ quá trình sử dụng tiện nghi và thư giãn nhất.