Những chương trình như: “mua nhà 0 đồng”, “mua nhà không cần tiền mặt” “mua nhà tặng đất” hay “mua nhà lãi suất 0%” được rao bán rất nhiều. Những điều này tạo nên một thị trường sôi động. Tuy nhiên việc “mua nhà 0 đồng” có thật sự như đáng đầu tư hay đây chỉ là ảo mộng xa hoa như cái bẫy nợ nần.
Điều kiện để tham gia chính sách mua nhà 0 đồng
- Đối với người mua nhà lần đầu phải có tài sản thế chấp.
Cũng như việc mua bất động sản mà chưa có sẵn tiền thì việc dùng một bất động sản khác để trả cho bất động sản mình muốn mua.
Ví dụ: mình mua bất động sản mới có giá 5 tỷ. Mình có một căn nhà khác trị giá 10 tỷ. Mình dùng căn nhà có sẵn vay 50 % là 5 tỷ trả cho bất động sản mới mua.
- Tổng giá trị các tài sản có sẵn cần bằng ít nhất giá trị căn nhà chuẩn bị mua thêm. Điều này được thẩm định giá tài sản bởi ngân hàng
- Tổng các khoản vay, bao gồm khoản chuẩn bị vay mua thêm nhà, phải phù hợp thu nhập trả nợ hàng tháng, và theo nhiều chuyên gia chỉ nên bằng 50% tổng tài sản.
- Khi không có một số lượng lớn tiền mặt, nhưng vẫn có dòng tiền đều ổn định, bền bỉ trong hiện tại và tương lai lâu dài (mức độ ổn định, bền bỉ của dòng tiền thì mỗi người đi vay và ngân hàng cho vay sẽ có cái lý riêng để đánh giá)

Nếu không thể đáp ứng cả 4 điều kiện trên, ít nhất cần đảm bảo 3 điều kiện trên (1) + (2) + (3). Do đó có thể thấy khó có thể đáp ứng được điều kiện tham gia chứ chưa nói đến việc “Mua Nhà 0 Đồng”, hay “Nhà đổi nhà” làm đòn bẩy tài chính như quảng cáo rao bán hiện nay.
Vậy có nên mua nhà 0 đồng hay không?
Trong bối cảnh tài chính khó khăn chung của thị trường bởi đại dịch covid 19 rõ ràng việc mở ra các chương trình “mua nhà 0 đồng” hay “đổi nhà 0 đồng” được xem như giúp khách hàng có nhiều cơ hội sở hữu nhà hơn. Nhưng thực tế việc tham gia hình thức này lại rất dễ tạo nên rủi ro về nợ nần mà không hẳn là đòn bẩy tài chính như kỳ vọng.
Về cơ bản hình thức mua nhà 0 đồng không trái pháp luật vì đều dựa trên cơ sở thỏa thuận các bên tham gia. Tuy nhiên việc biến tướng khi mà rủi ro xảy ra khi người mua mất khả năng thanh toán hay dòng tiền của người này không đảm bảo. Khi đó họ có thể mất kép tài sản tức là mất cả ngôi nhà thế chấp và mất cả căn nhà đang mua. Đương nhiên bên cầm đằng chuôi ở đây sẽ là ngân hàng và khi rủi ro ập đến người mua nhà có thể mất quyền định đoạt tài sản thế chấp của mình.

Rủi ro tiếp theo là khả năng tăng giá của bất động sản, điều này khi chủ đầu tư gặp khó khăn thì việc bán lại cũng khó khăn hơn. Nên thực tế rất nhiều người buộc phải cắt lỗ sâu ngay khi mua nhà theo hình thức này. Do đó theo chúng tôi là không nên mua nhà theo hình thức này.
Hy vọng qua bài viết của GIA BẢO HOME sẽ giúp người mua hiểu thêm về loại hình này. các bạn cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ lưỡng tránh tình trạng mua căn hộ quá sức thu nhập để rồi ôm khoản nợ lớn, thậm chí sau này phải bán nhà đi để trả nợ.