Người nước ngoài có mua được nhà ở Việt Nam không?

consejos para alquilar una casa 2

Để có thể sinh sống, học tập hay làm việc và định cư lâu dài ở Việt Nam thì một câu hỏi luôn được người nước ngoài đặt ra là khi bước chân vào Việt Nam thì họ có thể mua nhà ở tại đây hay không? Vậy pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể như thế nào về việc sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam.

Người nước ngoài có được mua nhà hay sở hữu nhà ở Việt Nam không?

Những câu hỏi này không chỉ người nước ngoài đặt ra mà cả người Việt Nam cũng đang đặt ra khi họ muốn bán nhà cho người nước ngoài.

Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam?
Người nước ngoài có được mua nhà tại Việt Nam?

Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài là quyền của chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt căn nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Vậy họ có được sở hữu nhà ở Việt Nam không?

Theo điều 159 Luật nhà ở 2014 có quy định cụ thể về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức hay cá nhân người nước ngoài như sau:

Đối tượng tổ chức và cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  1. a) Tổ chức, cá nhân người nước ngoài muốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam phải tuân theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan.
  2. b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài và quỹ đầu tư nước ngoài, chi nhánh ngân hàng của nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam ( gọi chung là tổ chức nước ngoài);
  3. c) Các cá người nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Tổ chức và cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

  1. a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam và tuân theo quy định của Luật này cũng như pháp luật có liên quan;
  2. b) Mua, thuê , nhận tặng cho hay nhận thừa kế nhà ở thương mại gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, phải tránh những khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Theo điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định về khu vực tổ chức và cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư hay nhà ở riêng lẻ) trong những dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ngoại trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải có trách nhiệm xác định cụ thể những khu vực cần cho việc bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có thể làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục những dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, các cá nhân người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng cần tuân thủ theo pháp luật
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng cần tuân thủ theo pháp luật

Như vậy, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam. Với điều kiện phải có cho mình hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất và nhập cảnh Việt Nam, không thuộc diện được quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi và miễn trừ cho các cơ quan Đại diện ngoại giao hay cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Tổ chức hay cá nhân nào là chủ sở hữu sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như chứng nhận quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất và có toàn quyền sử dụng có thể chuyển nhượng, tặng cho. 

Người nước ngoài sẽ chỉ được sở hữu nhà ở theo hình thức nhà ở thương mại gồm các căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở gồm có: Biệt thự và nhà ở liền kề (Trừ các dự án nhà ở nằm trong khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam).

Một người nước ngoài được quyền sở hữu bao nhiêu nhà ở Việt Nam

Một người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở Việt Nam? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Liệu rằng người nước ngoài có bị hạn chế số lượng nhà khi mua nhà ở Việt Nam hay không?

Theo đó tại Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CPThông tư số 19/2016/TT-BXD thì cá nhân người nước ngoài chỉ được mua, thuê, nhận tặng cho hay nhận thừa kế và sở hữu không vượt quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. 

Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự hay nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số lượng người dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường người đó chỉ được mua, thuê, nhận tặng cho và nhận thừa kế với số lượng sở hữu không vượt quá 250 căn nhà. 

kinh nghiem mua dat qua moi gioi hinh 2
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng cần tuân thủ theo pháp luật

Trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường mà lại có nhiều tòa nhà chung cư để bán và cho thuê mua thì tổ chức hay cá nhân người nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không vượt quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Còn đối với một tòa nhà chung cư (kể cả nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp) thì tổ chức và cá nhân người nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích là để ở của tòa nhà đó. 

Trường hợp mà tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hay nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì tổ chức, cá nhân người nước ngoài chỉ sở hữu không vượt quá 30% tổng số căn hộ với mục đích là để ở của mỗi đơn nguyên hay mỗi khối nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay