Phân biệt các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất

go cong nghiep

Hầu hết các sản phẩm nội thất dành cho gia đình và văn phòng đều được sản xuất từ gỗ công nghiệp. Hiện nay trên thị trường có 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến là: MFC, MDF và HDF nhưng không phải ai cũng hiểu và phân biệt được sự khác biệt giữa chúng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Gỗ công nghiệp MFC

MFC là tên viết tắt của cụm từ “Melamine Face Chipboard” là thuật ngữ chỉ dòng sản phẩm Ván gỗ dăm phủ Melamine có nguồn gốc từ các nguyên liệu ngắn ngày. Ở đây là cao su, bạch đàn hoặc keo và không cần sử dụng đến các loại cây rất lâu năm. 

Quy trình tạo ra gỗ công nghiệp MFC diễn ra như sau: gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch về được băm nhỏ tạo thành các dăm gỗ. 

Sau đó, gỗ băm sẽ được dán keo, ép để tạo độ dày và hình dáng cụ thể. Quá trình sản xuất này hoàn toàn không trộn lẫn loại gỗ vụn khác hay tạp chất nên người sử dụng hoàn toàn yên tâm về độ an toàn với sức khỏe con người cũng như chất lượng sản phẩm.

Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF là một loại gỗ ván ép sợi công nghiệp có thành phần chủ yếu là những sợi gỗ nhỏ được ép từ các loại gỗ vụn và nhánh cây kết hợp cùng với các loại phụ gia như keo, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ,… Nhiều người thường thắc mắc MDF là viết tắt của từ gì thì câu trả lời chính là: MDF có tên viết tắt bởi cụm từ Medium Density Fiberboard với ý nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.

Hiện nay, quy trình sản xuất gỗ MDF được chia làm hai giai đoạn là quy trình khô và quy trình ướt. Hai quy trình này sẽ diễn ra với giai đoạn khác nhau, dây chuyền máy móc công nghệ khác nhau nên sản phẩm gỗ cũng không giống nhau. 

Thay vì chỉ cho một loại sản phẩm, công nghệ này cho ra đời 4 loại cơ bản đó là gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà (như bàn ghế, tủ bếp, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ…), loại gỗ công nghiệp MDF có khả năng chịu ướt có thể dùng ngoài trời, loại gỗ MDF mặt trơn không cần phải chà xát và loại cuối đó là MDF mặt không trơn được dùng khi dán ván.

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ HDF (High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao) là tấm ván gỗ ép. Đây là loại gỗ ván ép chất lượng cao được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội – ngoại thất. Loại gỗ này có lượng bột gỗ xay nhuyễn và các loại phụ gia ép lại thành miếng cao cấp hơn các dòng còn lại. 

Xét về chất lượng, gỗ công nghiệp HDF khắc phục được nhiều nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và phần cốt gỗ có chất lượng tốt hơn. Gỗ HDF có tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao.

Vì chất lượng cao cấp hơn hẳn các loại gỗ còn lại nên giá thành của gỗ HDF trên thị trường luôn nằm top đầu. Để phân biệt lõi nội thất là loại gỗ nào thì người dùng có thể khoan một lỗ nhỏ ở chỗ lắp bản lề hay ray để loại bỏ lớp phủ bề mặt và thấy được phần cốt gỗ bên trong.

Nguyên liệu chính của gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên được sản xuất theo quy trình luộc và sấy gỗ tươi trong nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ. Gỗ sau khi xử lý sẽ khô kiệt nước và được loại bỏ hết nhựa nhờ dây chuyền xử lý hiện đại, tiên tiến. Vì thế, loại gỗ này đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý cũng khá nhanh.

Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF

Để tăng độ cứng cho gỗ, nhà sản xuất bổ sung thêm các phụ gia đồng thời tăng khả năng chống mối mọt, khả năng chịu lực cho gỗ nên người dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như thời gian sử dụng.

Bên cạnh độ cứng và khả năng chịu lực tuyệt vời, khả năng cách âm và cách nhiệt của gỗ công nghiệp HDF khá tốt nên có thể sử dụng trong phòng học, nhà bếp hay nội thất văn phòng.

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC HDF và MDF

Nhìn tổng thể thì cả hai loại gỗ công nghiệp MFC và MDF có tiêu chuẩn như nhau nhưng trong quy trình sản xuất có những điểm khác biệt nên sản phẩm có công năng và tiện ích khác nhau. 

Các loại gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay có thành phẩm được phun một lớp Melamine lên bề mặt có tác dụng chống trầy xước, chống thấm nước. Lớp Melamine thường rất mỏng nhưng độ bám chắc cực cao nên người dùng hoàn toàn tên tâm tin tưởng vào chất lượng và độ bền lớp sơn sau thời gian dài sử dụng, không bong tróc và cực bền màu.

Gỗ MDF là loại gỗ phổ biến trong lĩnh vực nhà bếp, thường được dùng để sản xuất các mẫu nội thất như tủ bếp, giường ngủ, tủ đựng quần áo, bàn họp, bàn làm việc,… chiếm đến 80% đồ nội thất trên thị trường vì giá thành hợp lý, độ bền trung bình, hơn MFC nhưng gần bằng HDF. Gỗ công nghiệp MDF đa dạng kiểu dáng và màu sắc đáp ứng mọi yêu cầu, gu thẩm mỹ của khách hàng từ cổ điển đến hiện đại,… 

Hiện tại gỗ công nghiệp MDF trên thị trường có hai loại là lõi xanh chịu ẩm và loại thường. cả hai loại này đều được sử dụng phổ biến nhưng nếu dùng để làm nội thất nhà bếp, khu vực ẩm thấp thì bạn nên chọn loại lõi xanh chịu ẩm để có thể đảm bảo cho chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

Tuổi thọ trung bình của gỗ MDF sử dụng trong điều kiện bình thường sẽ kéo dài từ 10 – 15 năm và có thể giao động thay đổi ít tùy theo điều kiện môi trường khác nhau. 

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC HDF và MDF
Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC HDF và MDF

Còn về gỗ công nghiệp HDF cao cấp thì cũng được chia thành hai loại là lõi xanh chống ẩm và lõi vàng không chống ẩm nhưng chất lượng và giá thành vượt trội hơn hẳn hai loại còn lại nên chất lượng cũng thuộc hàng top. 

Trên đây là bài viết về phân biệt các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất mà Gia Bảo Home đã chia sẻ. Hy vọng giúp các bạn hiểu thêm về những kiến thức độc đáo này. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay