Quy định nghiệm thu công trình từ A-Z bạn không nên bỏ qua

nghiem thu cong trinh xay dung 1

Nghiệm thu công trình là công tác được xem là cuối cùng của 1 công trình trước khi được đưa vào sử dụng. Quy trình này sẽ  do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện. Vậy nghiệm thu công trình là gì? Quy định nghiệm thu công trình bao gồm những gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay ở bài viết dưới đây. 

Nghiệm thu công trình là gì?

Nghiệm thu công trình được xem là quá trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng của bạn sau khi thực hiện để có thể đưa vào vận hành hiệu quả. Theo đó, một công trình đảm bảo chất lượng là công trình đảm bảo tuân thủ chính xác các thông số theo bản vẽ

Đây là quá trình đảm bảo tính an toàn cũng như chất lượng của công trình sau khi xây dựng. Và đây cũng được xem là quá trình để đánh giá sự uy tín cũng như cam kết của nhà thầu với chủ đầu tư.

Nghiệm thu công trình là gì?
Nghiệm thu công trình là gì?

 

Nguyên tắc khi tiến hành nghiệm thu công trình

Thông thường, quá trình tiến hành nghiệm thu công trình sẽ được dựa theo 2 nguyên tắc:

  • Kiểm tra hồ sơ thiết bị, cấu kiện, vật liệu.

Trước khi tiến hành xây dựng công trình, chủ thầu phải trình hồ sơ thông tin về chất lượng vật liệu được sử dụng trong công trình, cấu kiện, những thiết bị được đưa vào công trình để chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát kiểm tra chất lượng của những vật liệu và thiết bị đó. 

  • Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trình

Mọi vật liệu, cấu kiện hay thiết bị đều phải được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi được đưa vào công trình. Kết quả của mỗi đợt kiểm tra phải được xác nhận bởi đại diện của hai bên. 

Bên cạnh đó, theo như nguyên tắc nghiệm thu nếu đơn vị nghiệm thu phát hiện chất lượng công trình chưa đảm bảo thì nhà thầu phải tự khắc phục hậu quả. Và ngược lại, nếu lỗi do chủ đầu tư thì chủ đầu tư sẽ là người khắc phục hậu quả cũng như đền bù tổn thất gây ra cho nhà thầu. 

Quy trình tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng

Quy trình nghiệm thu công trình thường gồm có 3 bước:

Bước thứ nhất: Nghiệm thu công việc xây dựng

Tuỳ theo quy định và tình hình thực tế, nghiệm thu công việc xây dựng sẽ được tổ chức tiến hành dựa theo quy trình sau:

  • Kiểm tra hệ thống giàn giáo, chống đỡ tạm đảm bảo an toàn cho đơn vị thi công công trình
  • Kiểm tra kết quả thử nghiệm để xác định được kết cấu công trình, nguyên liệu cần sử dụng, cấu kiện,…
  • So sánh, đối chiếu thiết kế, kiểm tra chỉ số dẫn kỹ thuật từ nhà sản xuất, tiêu chuẩn xây dựng với kết quả nghiệm thu
  • Đánh giá xây dựng, lập bản vẽ hoàn công,.. Nếu công tác nghiệm thu hoàn tất và không phát sinh vấn đề gì thì tiếp tục chuyển sang giai đoạn tiếp theo. 

Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp 

Đây là giai đoạn nhằm mục đích đánh giá kết quả của quá trình xây lắp để đảm bảo được tính chất lượng của công trình. 

Nếu công trình đảm bảo chất lượng, tiến hành nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp. Cụ thể, tiến hành kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường và tiến hành làm biên bản nghiệm thu cấu kiện cùng các công việc liên quan. 

Tiếp theo, tiến hành kiểm tra các kết quả đo lường để xác định được những nguyên liệu , cấu kiện, thiết bị,..được sử dụng tại công trình. Trong đó, cần kiểm tra:

  • Kết quả kiểm nghiệm bể chứa, áp lực đối với các loại đường ống
  • Kiểm tra kết quả vận hành, hiệu chỉnh,…của các loại máy móc tại công trường
  • Kiểm tra khối lượng kết cấu, các bộ phận của công trình,…

Sau khi quá trình nghiệm thu hoàn tất, tiến hành lập biên bản nghiệm thu công trình

Bước 3: Nghiệm thu quá trình hoàn thành để tiến hành đưa công trình vào sử dụng

Đây là bước cuối cùng trong quá trình nghiệm thu, vì vậy cần phải đánh giá được toàn bộ chất lượng công trình xem có đảm bảo tiêu chuẩn cũng như hoàn thiện quá trình nghiệm thu toàn bộ quá trình xây lắp. 

Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng hoàn chỉnh

Một bộ hồ sơ nghiệm thu công trình hoàn chỉnh gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Danh mục tài liệu khởi công công trình
  2. Lệnh khởi công
  3. Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn – mặt bằng thi công
  4. Biên bản họp công trường
  5. Phiếu yêu cầu
  6. Biên bản giao nhận hồ sơ
  7. Báo cáo nhanh
  8. Báo cáo tuần
  9. Báo cáo tháng
  10. Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng
  11. Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm xây dựng
  12. Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường
  13. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất
  14. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm thép
  15. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm bê tông
  16. Chỉ dẫn thi công
  17. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)
  18. Biên bản xử lý kỹ thuật
  19. Chỉ thị công trường
  20. Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa
  21. Phiếu yêu cầu nghiệm thu
  22. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng
  23. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB
  24. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép – CB
  25. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – NB
  26. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc – CB
  27. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc
  28. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ép cọc
  29. Báo cáo tổng hợp đóng cọc
  30. Báo cáo tổng hợp ép cọc
  31. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào
  32. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác hố đào
  33. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)
  34. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)
  35. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (giữa các bên)
  36. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu)
  37. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên)
  38. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu chất lượng BT
  39. Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện
  40. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác xây tường – NB
  41. Nghiệm thu công tác xây dựng – Biên bản nghiệm thu công tác xây tường – CB
  42. Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – NB
  43. Biên bản nghiệm thu công tác tô trát – CB
  44. Biên bản nghiệm thu công tác tô đá rửa
  45. Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước
  46. Biên bản nghiệm thu công tác láng nền
  47. Biên bản nghiệm thu công tác lát nền
  48. Biên bản nghiệm thu công tác lát nền
  49. Biên bản nghiệm thu công tác ốp gạch
  50. Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – NB
  51. Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa – CB
  52. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – NB
  53. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần – CB
  54. Biên bản nghiệm thu công tác gia công cấu kiện thép
  55. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng cấu kiện thép
  56. Biên bản nghiệm thu công tác lợp mái
  57. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng
  58. Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng
  59. Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt
  60. Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế
  61. Biên bản phát sinh
  62. Bảng kê những hư hỏng, sai sót
  63. Bảng kê các khiếm khuyết chất lượng cần sửa chữa
  64. Bảng kê các việc chưa hoàn thành
  65. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng
  66. Báo cáo nhanh sự cố công trình
  67. Biên bản nghiệm thu đường ống điện
  68. Biên bản nghiệm thu đường dây dẫn điện
  69. Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần điện)
  70. Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần điện)
  71. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần điện)
  72. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần điện)
  73. Biên bản nghiệm thu lắp đặt bãi tiếp địa
  74. Bảng đo điện trở cách điện của cáp, dây dẫn
  75. Bảng đo thông mạch, dây dẫn
  76. Biên bản nghiệm thu đường ống nước
  77. Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước)
  78. Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước)
  79. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước)
  80. Kế hoạch triển khai giám sát
  81. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
  82. Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi thi công
  83. Bảng theo dõi – kiểm tra vật tư nhập vào công trình
  84. Bảng theo dõi lấy mẫu bê tông tại hiện trường
  85. Bảng theo dõi lấy mẫu thép tại hiện trường
  86. Phiếu trình mẫu vật liệu điện

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng mẫu mới nhất 2022

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư nhận các bàn giao công trình từ nhà thầu để đưa công trình vào giai đoạn sử dụng cũng như tất toán mọi chi phí cho đơn vị thi công. 

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng hạng mục nghiệm thu mà biên bản nghiệm thu công trình sẽ có mẫu phù hợp. Hiện tại, có 3 mẫu biên bản nghiệm thu công trình được áp dụng đó là:

  1. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào sử dụng
  2. Biên bản kiểm nghiệm và bàn giao về sản phẩm/ dịch vụ
  3. Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Quy trình tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng
Quy trình tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng

Quy định của pháp luật về quá trình nghiệm thu công trình

Điều 123 Luật xây dựng năm 2014 đã quy định nghiệm thu công trình sẽ do chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này đều phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nghiệm thu. 

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức thực hiện nghiệm thu công trình chính là chủ đầu tư. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có thể quy định việc nghiệm thu theo từng giai đoạn tùy vào tình hình thực tế. 

Như vậy, chúng tôi vừa tổng hợp và cung cấp cho các bạn những thông tin về nghiệm thu công trình, hồ sơ nghiệm thu công trình, biên bản nghiệm thu công trình và những quy định của pháp luật về nghiệm thu công trình. Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay