Lễ tạ sau khi sửa nhà và những điều cần lưu ý

le cung ta nha cu 3

Trong tín ngưỡng người Việt, việc thực hiện những nghi lễ trước khi xây nhà, trùng tu lại ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Bởi vì việc sửa nhà tức là đã đụng đến những vị thần xung quanh nơi đó, nên việc chuẩn bị lễ tạ sau khi sửa nhà rất quan trọng, có ý nghĩa tâm linh là bày tỏ lòng biết ơn với thần linh khi việc sửa sang nhà thuận lợi, mong thần linh bảo vệ, phù trợ cho gia chủ sau này. 

Bài viết dưới đây sẽ bật mí những điều bạn cần phải biết về lễ tạ sau khi sửa nhà và những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua!

Lễ tạ sau khi sửa nhà cần những gì? Những lưu ý quan trọng

Trước và sau khi sửa nhà, gia chủ đều phải chú trọng đến các nghi lễ cần thiết. Lễ cúng sửa nhà hay lễ tạ đều là một nghi lễ tâm linh có ý nghĩa gần như động thổ xây nhà, tuyệt đối không được qua loa. Do đó, gia chủ không những phải chuẩn bị đồ cúng đầy đủ: mâm lễ và văn khấn, mà còn phải đặt tâm, sự chân thành vào đó để các cụ, thần linh chứng giám được lòng thành.

Lễ tạ sau khi sửa nhà cần những gì? Những lưu ý quan trọng
Lễ tạ sau khi sửa nhà cần những gì? Những lưu ý quan trọng

Sắm Sửa Mâm Cúng Cho Lễ Tạ Sau Khi Sửa Nhà

Tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi địa phương mà mâm cúng sau khi sửa nhà có ít nhiều khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản, mâm cúng cho lễ tạ sau khi sửa nhà tiêu chuẩn sẽ gồm các đồ cúng sau:

  1. Mâm lễ mặn: bộ tam sinh (trứng gà luộc, gà luộc nguyên con và một đĩa thịt lợn luộc) và món nếp (có thể là xôi nếp đỗ xanh, xôi gấc hoặc bánh chưng).
  2. Lễ hoa quả (mâm ngũ quả) gồm 5 loại quả khác nhau. Nên chọn trái cây tươi, có màu đỏ và vàng để thể hiện mong muốn đem lại may mắn cho gia đình.
  3. Một số đồ cúng khác: Nhang, đèn, 1 đĩa muối trắng, 1 bát gạo, 1 chai rượu nếp, 1 bát nước sạch, 1 túi/hộp chè, 1 bao thuốc lá, 1 đĩa trầu cau, 5 cái oản đỏ, 5 lễ vàng tiền, bình hoa là món đồ cần thiết. Gia chủ có thể thêm bớt tùy thuộc vào phong tục địa phương và tín ngưỡng của gia chủ.

Lưu ý quan trọng cần biết trong lễ tạ sau khi sửa chữa nhà

  • Đồ cúng phải tươi và sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng, có thể sử dụng đồ cúng gửi từ quê lên.
  • Sắp xếp mâm cúng ngăn nắp, rõ ràng, có tính thẩm mỹ để thể hiện sự tôn trọng với các cụ.
  • Tránh trả giá hay mặc cả đồ cúng vì việc này làm mất đi lòng thành và thể hiện sự không tôn trọng đến bề trên.
  • Chọn ngày lành tháng tốt, giờ linh để làm lễ tạ sau khi sửa nhà để hợp với mệnh của gia chủ hoặc người được mượn tuổi.
  • Người làm chủ lễ cúng phải ăn mặc gọn gàng, tươm tất và có thái độ nghiêm túc. 
  • Nên đọc qua vài lần tránh tới lúc lễ đọc bị vấp hoặc đọc sai.
  • Sau khi hoàn thành lễ cúng, phải rải muối, gạo và nước. Các lễ vật như nhang, đèn,… không được vứt đi hoặc sử dụng lại mà phải cất gọn vào trong góc thờ Táo Quân trong bếp.
  • Không được cho trẻ em chạy nhảy hay đùa giỡn trong lúc hành lễ. Mọi người trong nhà cần phải giữ thái độ nghiêm túc, thành tâm.

Văn khấn dành cho lễ tạ sau khi sửa nhà

Tuy rằng mâm lễ tạ sau khi sửa nhà không khác so với mâm lễ cúng trước khi sửa nhà. Nhưng gia chủ đặc biệt lưu ý tham khảo kỹ và chọn đúng văn khấn trong lễ tạ sau khi sửa nhà vì văn khấn trong lễ cúng khi sửa nhà khác biệt hoàn toàn với lễ tạ. 

Khi hành lễ đọc văn khấn, người làm lễ phải thực hiện với thái độ nghiêm túc, chân thành, không giỡn cợt để thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên, thần linh. Để lễ tạ hoàn thành suôn sẻ nhất, trước khi đọc văn khấn trong lúc làm lễ, gia chủ (người làm lễ) nên đọc lướt qua vài lần để tránh việc đọc sai hay đọc bị vấp.

Sắm Sửa Mâm Cúng Cho Lễ Tạ Sau Khi Sửa Nhà
Sắm Sửa Mâm Cúng Cho Lễ Tạ Sau Khi Sửa Nhà

Trên đây là những thông tin bổ ích bạn cần biết khi chuẩn bị lễ tạ sau khi sửa nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc vừa có thêm kiến thức, vừa biết cách chuẩn bị các nghi lễ xây dựng nhà cửa đúng quy luật nhằm đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho ngôi nhà và gia chủ chuẩn phong thủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay