Shoptel là gì? Có nên đầu tư shoptel hay không?

dac diem cua shoptel

Shoptel là loại hình bất động sản kết hợp giữa mô hình kinh doanh mua sắm và dịch vụ lưu trú khách du lịch đang hot trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với những lợi ích thực tế mang lại, shoptel đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy shoptel là gì? Ưu, nhược điểm? Có nên đầu tư cho loại hình bất động sản mới này không?

Shoptel là gì? Cách thức hoạt động của shoptel

Shoptel là loại hình nhà phố thương mại được ghép giữa “shopping” (mua sắm) với “hotel” (khách sạn) cho phép việc đầu tư kinh doanh các dịch vụ mua sắm và dịch vụ lưu trú khách sạn du lịch.

Theo chuyên gia bất động sản, tiềm năng khai thác của shoptel là rất lớn vì các dự án này thường được xây dựng ở các vị trí đắc địa, hơn nữa lại có thể khai thác tối đa để cho thuê dưới sự hỗ trợ của các đơn vị quản lý khách sạn.

Shoptel là gì? Cách thức hoạt động của shoptel
Shoptel là gì? Cách thức hoạt động của shoptel 

Cách thức hoạt động của shoptel

Hầu hết các shoptel được xây dựng từ 2 đến 5 tầng. Với các dự án này, chủ sở hữu sẽ không được phép mua để ở mà phải cho thuê hoặc tự kinh doanh theo quy định và thiết kế chung mà chủ đầu tư đưa ra. Trong đó, các khu vực thường được bố trí với công năng như sau:

  • Tầng trệt và tầng 1: kinh doanh các mặt hàng thương mại nhất định như thời trang, ẩm thực, quà lưu niệm, spa,… theo quy định của chủ đầu tư. Nguồn thu chính tới từ khách du lịch vãng lai và khách lưu trú. 
  • Từ tầng 2 được thiết kế phù hợp để kinh doanh dịch vụ lưu trú cho khách du lịch.

Với hình thức hoạt động này, shoptel có thể mang về cho chủ sở hữu thu nhập 24/24h cho thấy tiềm năng sinh lời lớn.

Sự khác biệt giữa shoptel và shophouse

Shoptel và shophouse là hai loại hình bất động sản phổ biến thường được xây dựng tại các khu đô thị sầm uất, trong dãy liền kề. Vì vậy nên có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Gia Bảo Home sẽ giúp bạn phân biệt hai bất động sản này qua các tiêu chí sau:

  • Mục đích sử dụng: Shoptel được thiết kế chỉ để kinh doanh và phục vụ khách du lịch lưu trú nên chủ sở hữu không được ở. Trong khi shophouse thì chủ sở hữu có thể sử dụng các tầng trên để ở và sinh hoạt.
  • Khả năng sinh lời: Shoptel có thể kiếm lợi nhuận 24/24 từ việc kinh doanh và cho thuê lưu trú trong khi shophouse thì không.
  • Vị trí kinh doanh: Shophouse thường được xây dựng ở các khu đô thị còn shoptel lại tập trung ở các khu du lịch, đường đi thuận lợi, gần danh lam thắng cảnh nhằm phục vụ mục đích kinh doanh, kiếm tiền từ khách du lịch.
  • Thủ tục quản lý hành chính dân cư: Chủ sở hữu shoptel không được đăng ký hộ khẩu theo luật cư trú nhưng shophouse thì được vì chủ sở hữu có thể sử dụng các tầng trên làm nơi cư trú.

Có nên đầu tư shoptel hay không?

Mặc dù đang là xu hướng bất động sản tại Việt Nam nhưng shoptel vẫn là một khái niệm mới với nhiều nhà đầu tư. Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Có nên đầu tư shoptel hay không?” chúng ta cần phải biết rõ ưu và nhược điểm của loại hình này là gì?

Ưu điểm

  • Có thể kết hợp cùng lúc nhiều mô hình bất động sản nghỉ dưỡng như kinh doanh, lưu trú, dịch vụ khách sạn mini,…
  • Mức cạnh tranh thấp do số lượng khá khan hiếm, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Thiết kế tối ưu: so với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng khác, thiết kế không gian của shoptel cho phép chủ sở hữu có thể khai thác tối đa công năng sử dụng, tăng lợi nhuận nhờ kết hợp đa dạng các hình thức, mặt hàng và dịch vụ kinh doanh tại đây. Chưa kể shoptel thường nằm trong các khu vực có tiện ích nội khu được đầu tư đồng bộ, cao cấp nên sở hữu cảnh quan đẹp mắt, rất hấp dẫn với khách du lịch.
  • Khai thác, vận hành thuận lợi: chủ sở hữu kinh doanh shoptel không đơn lẻ mà có được sự kết hợp với các nhà đầu tư trong việc khai thác tiềm năng kinh doanh, khả năng sinh lời. Tất nhiên quá trình hợp tác này sẽ tuân theo một bản cam kết dòng tiền cho thuê giữa hai bên đã có hiệu lực pháp lý.
Có nên đầu tư shoptel hay không?
Có nên đầu tư shoptel hay không?

Nhược điểm

  • Vốn đầu tư lớn: vì được xây dựng tại các khu du lịch trọng điểm nên mức chi phí giá mua căn hộ làm shoptel đòi hỏi số vốn rất lớn từ 10 tỷ đồng trở lên. Do đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên cân nhắc kỹ khi đầu tư vào dự án này.
  • Tiềm năng kèm rủi ro: để kiếm lợi nhuận từ shoptel, chủ sở hữu và các nhà đầu tư phải giải được bài toán kinh doanh làm thế nào thu hút được nhiều khách, lượng khách đồng đều theo thời gian cố định để nhanh hồi vốn. Tuy nhiên phương án này lại bị phụ thuộc nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh, mùa du lịch, tình hình giao thông, dịch bệnh,..
  • Quy định về shoptel: đây là loại hình bất động sản mới nên về thủ tục pháp lý vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng, áp dụng các quy định chung, truyền thống của luật pháp, đặc biệt vấn đề về quyền sở hữu có thời hạn.

Kết luận

Mặc dù là loại hình bất động sản mới và có những điểm hạn chế nhưng thực tế, shoptel được nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá là một sản phẩm đầu tư có tiềm năng lớn khi đối tượng khách là người du lịch trẻ tuổi, thích tận hưởng và đề cao sự tiện lợi, tiện nghi khi đi du lịch. 

Chưa kể nguồn thu của shoptel rất đa dạng không đơn thuần chỉ khách lưu trú mà nguồn khách vãng lai khi đi đến các điểm du lịch nổi tiếng có shoptel sẽ mua sắm các sản phẩm quà lưu niệm, sử dụng dịch vụ tại đây,…

shoptel la gi
Hình ảnh Shoptel thực tế

Vì thế, với những chủ đầu tư vốn lớn, đây là một dự án rất tiềm năng và có thể tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Bởi bên cạnh việc duy trì nguồn khách ổn định, các dự án shoptel còn có chính sách hỗ trợ cho khách hàng trong việc quản lý, vận hành và khai thác sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay