An Cư Lạc Nghiệp Là Gì? An Cư.. Liệu Có “Lạc Nghiệp”?

an cu lac nghiep

“An cư lạc nghiệp” là câu tục ngữ không còn xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta. Nó được xem như “hình mẫu” chuẩn mực để phấn đấu của rất nhiều người. Vậy, an cư lạc nghiệp là gì? Và với sự thay đổi chóng mặt của xã hội ngày nay thì liệu câu tục ngữ ngày có còn phù hợp?

An cư lạc nghiệp là gì? 

An cư lạc nghiệp được biết đến là một câu tục ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trong dân gian. Nó được xem như một lời khuyên để chỉ cuộc sống ổn định về nơi ở, ổn định về nơi sinh sống và làm việc. Theo lời cha ông thì khi cuộc sống ổn định, việc xây dựng sự nghiệp với trở nên thuận lợi và hanh thông. 

An cư lạc nghiệp là gì? 
An cư lạc nghiệp là gì?

Nói cách khác, chỉ cần bạn có một nơi ở cố định, một công việc ổn định và một gia đình yên là đủ để bạn có động lực làm việc hàng ngày. 

Khả năng mua nhà của giới trẻ

Theo thống kê thực tế tại TP HCM thì 5 năm trở lại đây giá nhà tăng 50-60% trong khi nguồn cung nhà giá rẻ giảm. Năm 2015, giá căn hộ trung bình khoảng 20-21 triệu đồng / m2 đến nay đã tăng lên 35-36 triệu đồng / m2; Căn hộ giá rẻ khoảng 16tr / m2 nay 24-25tr / m2. Đất nền, không cần phải nói, đã tăng hơn 100-200% trong 5 năm qua. Qua đó, bạn nghĩ mức tăng trưởng thu nhập trung bình của bạn có theo kịp tốc độ gia tăng của giá nhà hay không?

Một bài toán cụ thể được đưa ra để bạn có thể dễ hình dung: Ví dụ thu nhập trung bình của người trẻ là 15 triệu, trừ các chi phí sinh hoạt thì sẽ tiết kiệm được khoảng 75 triệu/ năm. Với giá nhà rẻ nhất hiện nay đủ cho gia đình nhỏ 4 người sinh sống rơi vào tầm 1-1,5 tỷ/ căn, vậy bạn cần 13 năm tiết kiệm mới mua được căn nhà 1 tỷ.  Tuy nhiên, giá nhà không đứng im trong 13 năm mà vẫn sẽ tiếp tục tăng. Vấn đề được đặt ra ở đây đó là khi bạn tiết kiệm được 1 tỷ thì giá nhà có còn là 1 tỷ không?

Người trẻ vay tiền mua nhà có yên ổn sự nghiệp?

Tài chính không đủ, tiết kiệm thì quá lâu, giải pháp để người trẻ mua nhà chính là lựa chọn gói hỗ trợ vay vốn của ngân hàng. Hiện các ngân hàng đang cho vay tới 70 – 80% giá trị căn hộ trong thời hạn tối đa khoảng 20 năm. Lãi suất năm đầu tiên thường là 8 – 10% và sau đó là lãi suất thả nổi. Lãi suất thả nổi được tính theo công thức lấy lãi suất cơ bản và thêm một biên độ hơn 4%. Lãi suất cơ bản của các ngân hàng hiện nay trung bình trên 8% đối với các khoản vay dài hạn. Thêm tiền ký quỹ, bạn sẽ có lãi suất thả nổi 12% / năm.

Như vậy, nếu thu nhập của gia đình bạn dưới 20 triệu thì ngoài việc chi tiêu thì việc trả lãi ngân hàng cũng là một “gánh nặng” mà bạn cần tính đến. Đó chỉ là ví dụ đối với căn nhà trị giá 1,1 – 1,3 tỷ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận những khó khăn về tiện ích đi kèm, không nằm trong trung tâm thành phố, đường sá xa xôi,…

Người trẻ vay tiền mua nhà có yên ổn sự nghiệp?
Người trẻ vay tiền mua nhà có yên ổn sự nghiệp?

Mua nhà sớm … được gì, mất gì?

Hiện nay, rất nhiều người trẻ lựa chọn việc vay vốn ngân hàng mua nhà sớm. Điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích: ổn định chỗ ở, có mái ấm riêng cho gia đình, tranh thủ được mức giá ổn định của thị trường bđs,…

Tuy nhiên, thực tế cũng đã cho thấy rất nhiều người phải hối hận vì đã mua nhà sớm. Bởi nếu tài chính không rộng mở, bạn phải vật lộn với cơm, áo, gạo tiền, lãi suất ngân hàng, nợ nần mỗi ngày thì sẽ khiến cuộc sống trở nên áp lực và khó khăn hơn rất nhiều. 

“An cư” liệu có “lạc nghiệp” không?

Khi đã ổn định chỗ ở nhưng cuộc sống lại phải vật lộn với nợ nần, ưu tiên hàng tháng vẫn là ôm “mồ hôi nước mắt” để trả tiền mua chỗ ở, chỗ ra vào thì thật sự đây là…thảm hoạ. Căng thẳng, stress, suy nghĩ quá nhiều liệu bạn có thể yên tâm làm việc? Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định. 

Chấp nhận mua nhà sớm để “an cư lạc nghiệp”, đồng nghĩa với việc bạn cần phải hoạch định rõ ràng kế hoạch cho tương lai của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ nên “an cư” khi tài chính của bạn đã đủ vững vàng và chữ “an” trong “an cư lạc nghiệp” chính là an tâm, ổn định tâm hồn. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân, hãy tính toán chi phí một cách hợp lý. 

“An cư” liệu có “lạc nghiệp” không?
“An cư” liệu có “lạc nghiệp” không?

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về “An cư lạc nghiệp”. Mỗi người đều có một biến thể và một mục đích riêng, vì vậy hãy thông minh, sáng suốt trước quyết định của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay