Nhà nát là gì? Có nên mua nhà nát hay không?

nha nat la gi

Đầu tư nhà nát rồi tân trang bán lại hoặc cho thuê với giá cao đang là xu hướng mới hấp dẫn các nhà đầu tư muốn kiếm lời từ bất động sản nhanh trong thời gian ngắn. Số vốn bỏ ra ít nhưng tiền lời thu về “khủng”, đầu tư nhà nát và tìm mua nhà cũ nát đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dân nhà đất. Hãy cùng Gia Bảo Home tìm hiểu khái niệm này.

Nhà nát là gì?

Vậy nhà nát là gì? Có thể hiểu nhà nát là những ngôi nhà đã cũ kỹ, mục nát vì sử dụng lâu năm. Kết cấu công trình này thường không còn nguyên vẹn, xập xệ, tồi tàn, thậm chí là hư hỏng. 

Những ngôi nhà nát thường nằm ở trong ngóc ngách, các con hẻm sâu, nhỏ trong thành phố và có giá bán rẻ. Với mức giá thấp nên nhà nát không chỉ là bất động sản dành cho những người có nhu cầu ở thực nhưng vốn ít mà còn là kênh đầu tư hứa hẹn sinh lời hiệu quả được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt là những căn có giá dưới 1 tỷ được rao bán ở ngay trung tâm càng thu hút dân bất động sản. 

Nhà nát là gì?
Nhà nát là gì? 

Ưu, nhược điểm của nhà nát

Lợi thế

  • Dễ dàng tìm hiểu lịch sử và pháp lý của căn nhà bởi nó đã được xây dựng và tồn tại ở vị trí đó lâu năm. Nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi nắm bắt được toàn bộ thông tin về giấy tờ nhà đất, chủ nhà cũ và các vấn đề quy hoạch (nếu có),… 
  • Tiết kiệm nhiều thời gian làm các thủ tục xin cấp mới đồng hồ điện nước do có sẵn từ chủ cũ. 
  • Nhà nát tồn tại nhiều năm thường đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ chính quyền địa phương. Vì vậy, thủ tục hành chính cho việc phá bỏ nhà cũ và xin giấy phép xây dựng nhà mới cũng thuận lợi hơn. 
  • Sau khi bỏ tiền ra mua nhà và tân trang cho đẹp, mới, giá bán của ngôi nhà sẽ tăng lên đáng kể. Thậm chí, giá bán có thể gấp nhiều lần giá mua, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.

Nhược điểm

  • Chủ đầu tư cần phải có kế hoạch tu bổ, sửa chữa nhà nát làm sao cho hợp lý, tiết kiệm chi phí. 
  • Những ngôi nhà sau cải tạo có kiến trúc lạ, không đẹp và đi ngược với xu hướng số đông thường rất khó thanh khoản.
  • Do nhà nát thường nằm sâu trong các ngõ, hẻm nên nhà đầu tư phải bỏ nhiều thời gian để tìm mua được nhà ở vị trí tốt, dễ đi ra đường lớn, giá rẻ và nằm ở khu vực giàu tiềm năng kinh tế. 
  • Dễ dàng rơi vào cảnh ở không được mà bán cũng chẳng xong trong trường hợp người mua vội vàng mua nhà cũ nát vì ham rẻ khi chưa tìm hiểu kỹ pháp lý ngôi nhà được chọn mua.

Có nên mua nhà nát hay không?

Sau khi nắm bắt thông tin cơ bản, lợi thế và rủi ro khi đầu tư vào nhà nát, nhà đầu tư có thể tự mình đưa ra quyết định có nên mua nhà nát hay không. Nếu tìm được một ngôi nhà nát có vị trí đẹp, giàu tiềm năng, nhà đầu tư có thể xuống tiền mua ngay. 

Lưu ý cần tránh những căn nhà đã quá xập xệ, giấy tờ pháp lý chưa rõ ràng vì việc tu sửa và bán ra sau này vừa tốn kém nhiều chi phí, vừa mất nhiều thời gian, thậm chí việc rao bán không thuận lợi, lợi nhuận thu về không được như kỳ vọng.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà cũ nát an toàn, hiệu quả

Xem xét kỹ nguồn gốc ngôi nhà

Trước khi xuống tiền mua một ngôi nhà cũ nát, người mua cần tìm hiểu và nắm chắc các thông tin quan trọng sau: 

  • Tìm hiểu kỹ thông tin căn nhà từ người bán nhà, môi giới, hàng xóm xung quanh. Biết chủ nhà trước là ai, nguyên nhân họ bán nhà là gì?
  • Năm tuổi của ngôi nhà, tình trạng nhà hiện tại ra sao?
  • Tìm hiểu phong thủy, những sự kiện, tai nạn từng xảy ra trong ngôi nhà (tai nạn, hỏa hoạn, người chết trong nhà). Trước đây, khu đất này là ao hồ được san lấp hay đất nông nghiệp, đất thổ cư?
  • Căn nhà hiện có thuộc diện quy hoạch giải tỏa, tranh chấp hay xiết nợ không?
Kinh nghiệm kinh doanh nhà cũ nát an toàn, hiệu quả
Kinh nghiệm kinh doanh nhà cũ nát an toàn, hiệu quả

Vị trí căn nhà

Bên cạnh lời khuyên mua nhà nát nằm ở vị trí địa lý đẹp, thuận lợi giao thông nhưng có giá bán cao, thì người mua khi chọn một căn nhà nát giá rẻ, nên tránh những vị trí không tốt sau để việc thanh khoản diễn ra thuận lợi nhất:

  • Nhà bên cạnh hoặc gần đường sắt. 
  • Nhà ở ngã ba. Nhà bị bao vây bởi các tòa cao tầng. 
  • Nhà gần đền, chùa, miếu. 
  • Nhà nằm ở trên đường dốc xuống. 
  • Nhà có mặt tiền nhỏ hẹp. 
  • Nhà dưới chân núi (tránh lở đất) hay trên sườn dốc (tránh sấm sét). 
  • Nhà trên nền giếng cũ. 
  • Nhà nằm ở ngõ cụt. 
  • Trước mặt nhà có cột điện, ống khói, cây lớn,…

Xem xét môi trường sống, hàng xóm

Tầm quan trọng của việc làm này là gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mua nhà hiện nay. Khi lựa chọn một căn nhà ưng ý, bên cạnh yếu tố địa lý, vật chất, tiện nghi, mức giá thì hầu hết người mua đều muốn sống trong môi trường văn minh, an toàn, dân cư thân thiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống sau này.

Vì vậy, khi tìm hiểu môi trường xung quanh của ngôi nhà được chọn, bạn có thể tìm hiểu theo một vài tiêu chí gợi ý sau:

  • Môi trường sống xung quanh căn nhà như thế nào? 
  • Mối quan hệ hàng xóm có thân thiện không? 
  • Chính quyền địa phương ra sao? 
  • Đất đai có tranh chấp hay không?,…

Chọn một ngôi nhà nát với kết cấu dễ cải tạo

Không nên mua một căn nhà cũ quá tồi tàn, hư hỏng nặng để tiết kiệm chi phí xây dựng ở mức hợp lý, phù hợp với số vốn hiện có. Ưu tiên chọn mua những căn nhà có phần móng, tường không bị sụt lún, nứt vỡ hay ẩm mốc.

Nên đi kiểm tra thực tế để nắm bắt được các thông tin cơ bản về ngôi nhà: thực trạng, yếu tố địa lý, môi trường, pháp lý một cách khách quan giúp bạn không mua phải nhà khó thanh khoản và tránh rủi ro bị môi giới “dắt mũi” khi mua nhà nát.

nha nat la gi

Trên đây là những thông tin bổ ích về nhà nát, kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh nhà nát mà Gia Bảo Home đã tổng hợp được từ các chuyên gia nhà đất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm kiến thức hữu ích trước khi đầu tư vào nhà nát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay