Khi nhìn vào bản thiết kế một ngôi nhà, nhiều khách hàng thường thắc mắc về tầng lửng. Tầng lửng là gì? Khái niệm và công năng của tầng lửng trong xây dựng nhà ở? Thế nào là tầng lửng đẹp? Tầng lửng có tên gọi khác không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tầng lửng là gì?
Trong thời đại 4.0, thị trường bất động sản luôn xuất hiện những cơn “sốt đất”, tấc đất tấc vàng nên khi sở hữu một mảnh đất để xây nhà ở, nhiều người thường có xu hướng thiết kế làm sao để được một căn nhà rộng, nhiều không gian sử dụng mà vẫn tiết kiệm chi phí. Chính vì nhu cầu cơi nới và tiết kiệm của gia chủ, khái niệm tầng lửng đã ra đời và là giải pháp hiệu quả cho các căn nhà phố diện tích nhỏ hiện nay.
Khái niệm tầng lửng
Xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam trong các ngôi nhà mái bằng, tầng lửng được biết đến với tên gọi khác là gác xép hay gác lửng. Vậy tầng lửng tiếng Anh là gì? Xin trả lời, tên tiếng Anh của tầng lửng là Mezzanine.
Tầng lửng là phần trung gian hay chính là điểm kết nối giữa sàn nhà và trần. Theo thời gian, khái niệm tầng lửng không còn bó hẹp trong nhà mái bằng nữa mà được thay đổi, thiết kế với nhiều kiểu mẫu nhà khác nhau tạo nên tính thẩm mỹ cao và sự tiện ích phù hợp với mong muốn của chủ nhân ngôi nhà.

Tầng lửng không được coi là một tầng của ngôi nhà, nó chỉ là một căn phòng được xây dựng cơ bản, là nơi tập trung nhiều vào không gian và ánh sáng. Nếu đặt trong bản vẽ thiết kế, gác lửng là chi tiết được sử dụng như một nét hiện đại trong kiến trúc xây dựng.
Chức năng của gác lửng là gì?
- Đối với căn nhà có diện tích nhỏ, gia chủ xây thêm tầng lửng để tăng thêm diện tích sinh hoạt. Gia chủ có thể làm gác lửng thành phòng có chức năng riêng như phòng ngủ cho trẻ em, nhà kho, phòng thờ, phòng làm việc,…
- Tăng thêm diện tích sử dụng, phục vụ mặt bằng kinh doanh. Đối với những ngôi nhà bị giới hạn số tầng và chiều cao công trình thì việc xây dựng gác lửng sẽ là một giải pháp hiệu quả cho không gian nhà ở.
- Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn, thiết kế gác lửng tạo không gian thông thoáng đồng thời tăng tính thẩm mỹ.
- Tiết kiệm chi phí khi chủ nhà muốn mở rộng khu vực chức năng nhưng kinh phí có hạn.
Tầng lửng có bao nhiêu loại?
- Tầng lửng phía trước: đây là ý tưởng được khá nhiều gia chủ áp dụng và được đánh giá là ý tưởng tuyệt vời. Thiết kế gác lửng không chỉ tạo cho phòng khách tăng thêm tính thẩm mỹ. độ ấn tượng, giúp bạn dễ dàng quan sát phía trước nhà hơn mà còn là không gian để gia chủ có thể thể hiện khả năng sáng tạo và gu thẩm mỹ theo sở thích, phong cách riêng.
- Tầng lửng phía sau: phổ biến trong các công trình nhà liền kề hay nhà phố, kiểu gác lửng này tạo thuận lợi cho việc quan sát tầng trệt, có thể tận dụng làm phòng sinh hoạt chung đồng thời tăng độ ấn tượng cho phòng khách. Nhược điểm của kiểu thiết kế này là làm không gian trở nên chật chội và bí bách hơn.
- Gác lửng bên hông: kiểu nhà này chính là sự phá cách mới lạ trong thiết kế. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với căn nhà có diện tích đủ lớn.
- Gác lửng trong phòng: phù hợp với căn phòng có diện tích nhỏ, việc xây dựng gác lửng sẽ tạo thêm không gian rộng thoáng, riêng tư hơn. Không gian này có thể được đặt trên khu vực toilet và hay được dùng làm phòng làm việc, nhà kho nhỏ. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể bố trí gác lửng trong phòng ngủ với điều kiện phòng ngủ của bạn dài hoặc có diện tích khá lớn.
- Tầng lửng công nghiệp: trong xây dựng khu công nghiệp, tầng lửng được lắp đặt trong các không gian có trần cao ví dụ như các kho xưởng thay vì xây như gác lửng của nhà ở. Ưu điểm của kiểu cấu trúc này là dễ dàng tháo ghép và di chuyển.

Quy tắc thiết kế tầng lửng là gì?
- Theo Luật Xây dựng Việt Nam thì tầng lửng được phép xây dựng đến khoảng 80% diện tích sàn nhà bên dưới. Tuy nhiên, trường hợp chủ công trình, chủ nhà thiết kế làm mất ô thông lối của tầng lửng sẽ bị xử phạt vì đã xây dựng vượt quá số tầng cho phép.
- Độ cao tầng lửng đẹp phải đạt chiều cao từ 2,5 đến 2,8 mét, chiếm khoảng ⅔ chiều sâu của căn nhà. Điều này giúp căn nhà thông thoáng và tránh bất tiện trong việc di chuyển do trần nhà quá thấp.
- Việc lên phác thảo cầu thang từ trệt lên gác lửng cũng rất quan trọng. Cầu thang có thể thiết kế nhỏ gọn, bố trí sát tường và đặt ở vị trí thuận tiện đi lại nhất. Cầu thang sẽ lắp đặt từ tầng lửng lên các tầng trên có thể sắp xếp ở một khu vực khác dễ dàng hơn và phân chia không gian sao cho hợp lý, thuận tiện với nhu cầu đi lại của người sử dụng.
Lưu ý thiết kế tầng lửng đẹp bạn nên biết
- Lưu ý về chất liệu: Nên lựa chọn vật liệu thiết kế phù hợp với điều kiện tài chính. Có 3 loại vật liệu phổ biến dùng trong thiết kế tầng lửng là tấm lót PVC, ván gỗ lót và tấm xi măng Cemboard được sắp xếp với mức giá tăng dần tương ứng với công năng.
- Lưu ý về màu sắc: Tầng lửng đẹp nên được sơn màu chủ đạo của căn nhà để hài hòa với tổng thể không gian chung. Phần lan can nên sử dụng vật liệu kính để gác lửng để tăng phần hiện đại và thông thoáng cho gác lửng.
- Lưu ý về nội thất: Nên chọn nội thất nhỏ gọn, đa chức năng và có màu sắc trung tính để bài trí vì thông thường không gian gác lửng nhỏ, thấp.
- Không nên thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng vì theo phong thủy, xà ngang là yếu tố làm suy giảm tài lộc cho gia chủ.
- Gác lửng nên có cửa sổ để tăng độ thông thoáng, mang lại thẩm mỹ cho căn nhà cũng như thu hút luồng vượng khí, mang lại tài lộc, may mắn.
- Nên thiết kế cầu thang theo dạng xoắn ốc. Tuyệt đối không làm cầu thang thẳng, dốc vì theo phong thủy sẽ làm luồng vượng khí đi xuống và thoát đi nhanh hơn.

Trên đây là bài viết Tầng lửng là gì? Thế nào là tầng lửng đẹp? Những lưu ý khi xây tầng lửng bạn cần biết. Hy vọng qua những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu thêm và có cho mình những phương án thiết kế tầng lửng một cách phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.