Không có sổ đỏ thì có thực hiện cho thuê nhà được hay không?

02ddaa05bfca9390f11b231930f76840

Nhu cầu về nhà để ở hay kinh doanh buôn bán là một nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc cho thuê nhà? Hay nói khác hơn không có sổ đỏ thì có thực hiện cho thuê nhà được hay không? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn thuê nhà để phục vụ cho những nhu cầu của mình. 

Cho thuê nhà có cần sổ đỏ hay không?
Cho thuê nhà có cần sổ đỏ hay không?

Tìm hiểu sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ thường gọi theo màu sắc chủ đạo của“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” sổ có màu đỏ đậm.Sổ đỏ sẽ được cấp cho đất sở hữu ở khu vực nông thôn (ngoài đô thị) điều này được quy định rõ tại thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính và thể hiện rõ trong nghị định số 60-CP của Chính phủ.

Sổ đỏ được UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp quyền sở hữu cho chủ sử dụng trong các trường hợp như: đất nông nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất nhà ở ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, những người được cấp sổ đỏ còn là hộ gia đình thường gắn với đất lâm nghiệp hoặc nông nghiệp,… 

Khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sở hữu đất thì bắt buộc phải có chữ ký của tất cả những thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong hộ khẩu.

Những điều kiện về việc cho thuê nhà ở

Theo Luật đất đai Luật nhà ở quy định nhà ở và đất đai là tài sản phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản cũng như quyền sử dụng đất. Từ đó luật cũng nêu rõ điều kiện về đất đai, nhà ở khi tham gia vào các giao dịch phải có các giấy tờ chính bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu.

Cần tuân thủ các điều kiện cho thuê nhà ở theo pháp luật
Cần tuân thủ các điều kiện cho thuê nhà ở theo pháp luật

Đối với nhà ở thì Luật nhà ở quy định về điều kiện của nhà ở khi tham gia giao dịch như sau:

Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

Những giao dịch về mua bán, cho, tặng, thuê, mua, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều các kiện như sau:

  1. Nhà ở phải có đầy đủ giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
  2. Nhà ở không thuộc diện đang bị tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu, và cũng không thuộc đối tượng đang trong thời hạn sở hữu nhà ở có thời hạn.
  3. Nhà ở, không bị kê biên để thi hành án hay không kê biên để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.Đối tượng không thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, thu hồi đất, hay có thông báo phá dỡ nhà ở của cơ quan có nhà nước thẩm quyền.

Những trường hợp giao dịch về nhà ở sau đây sẽ không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

  1. Thế chấp, mua bán, nhà ở trong tương lai.
  2. Các ban ngành, tổ chức thực hiện việc tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
  3. Mua, bán, thuê nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước, xã hội.Nhà ở để phục vụ cho việc tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước.
  4. Bán nhà ở đúng theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của luật này.
  5. Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, thuộc ủy quyền quản lý nhà ở,…

Khoản 9 Điều 72 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh điều kiện cho thuê khi không có Giấy chứng nhận như sau:

“Trong các trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ những trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước) thì người bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở bắt buộc phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký kết với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, hoặc thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có giấy phép xây dựng hay giấy tờ khác để chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo đúng quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng về nhà ở”.

Dựa theo những quy định ở trên, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ được thực hiện các giao dịch như: cho, tặng, đổi, thuê, mua bán, thế chấp, ký vốn nhà ở. 

Đối với các trường hợp về hợp đồng thuê thì không bắt buộc phải có những giấy tờ chứng nhận này.Do đó các bên ký hợp đồng cho thuê nhà, dù là nhà chưa đăng ký quyền sở hữu vẫn thực hiện được hợp đồng chỉ cần có đủ các giấy tờ như sau:

  • Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ký giữa người mua và người bán.
  • Có giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh được quyền sở hữu nhà ở. 

Điều kiện của các bên cho thuê và bên thuê nhà khi thực hiện giao dịch

Điều kiện bên cho thuê

Bên cho thuê nhà ở phải thực hiện các điều kiện sau theo đúng “khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, nếu bạn là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người được chủ sở hữu ủy quyền.”

  • Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực về hành vi dân sự để thực hiện giao dịch nhà ở.
  • Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ những trường hợp được tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa hay nhà tình thương.
Người cho thuê nhà cần thực hiện theo đúng các điều kiện của Luật Nhà ở 2014
Người cho thuê nhà cần thực hiện theo đúng các điều kiện của Luật Nhà ở 2014

Điều kiện với bên thuê

Bên thuê nhà ở phải thực hiện các điều kiện sau theo đúng “khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định”:

  • Nếu là cá nhân sinh sống trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi về dân sự để thực hiện các giao dịch nhà ở.
  • Nếu là cá nhân sinh sống ở nước ngoài, cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cũng phải có đủ năng lực hành vi về dân sự để thực hiện giao dịch nhà ở theo quy định này.

Thông qua bài viết này của chúng tôi, hy vọng bạn đã có cho mình nhiều kiến thức, và giải đáp được những thắc mắc về: Không có sổ đỏ có cho thuê nhà được không? Đừng ngại, nếu có nhu cầu hãy liên hệ với GIA BẢO HOME chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by DucSon
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay